NAM HẢI DỊ NHÂN LIỆT TRUYỆN
PHAN KẾ BÍNH - Kim-giang LÊ VĂN PHÚC
CHƯƠNG THỨ VII: CÁC VỊ TIÊN TÍCH
TỪ THỨC
Từ Thức người ở Hóa Châu (Thanh Hóa). Trong thời Quang Thái, đời vua Thánh Tôn nhà Trần, nhân có chân ấm sinh, được làm Tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Cạnh huyện có ngọn chùa to, trong chùa có một cây mẫu đơn, mỗi khi mùa xuân hoa nở khách bốn phương đến chùa xem hoa đông như hội, nhân thế gọi là hội xem hoa.
Tháng hai năm Đinh tị (1396), chính giữa hôm hội, có một cô ả nhan sắc mĩ miều, mới độ 15, 16 tuổi, son phấn điểm nhạt mặt mũi tươi dòn. Đến xem hoa nhỡ tay vịn gẫy mất một cành, bị nhà chùa bắt giữ lại. Từ Thức xẩy đi qua trông thấy, hỏi cơn cớ đầu đuôi, rồi cổi áo cẩm bào chuộc cho ả ấy đi.
Từ bấy giờ ai cũng khen là quan huyện nhân đức, nhưng chỉ vì tính hay uống rượu ngâm thơ, tờ bồi việc quan bỏ đọng cả lại, lắm phen bị quan trên quở mắng.
Từ Thức than rằng:
- Ta không thể nào vì vài đấu thóc lương mà buộc mình vào trong đám danh lợi được mãi, thôi thì một mái chèo bơi về tìm nơi nước biếc non xanh, cho thỏa chí ta còn hơn.
Lập tức cổi ấn giao trả quan trên rồi đi. Tính Từ Thức ưa chơi những chốn khe đỗng (1) trong huyện Tống Sơn, mới về làm nhà ở huyện ấy, mỗi khi nhàn đi chơi, sai một thằng nhỏ đeo một bầu rượu, cắp một cái đàn và mang một quyển thơ. Đi đến chỗ nào thích ý, thì ngồi chơi đánh chén, hoặc gảy đàn. Phàm chỗ nào có nước non lạ lùng, như núi Chính Trợ, đỗng Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga, thì tất tìm đến chơi và có thơ đề vịnh.
Một khi dậy sớm, trông ra cửa Thần Phù, cách vài mươi dặm, có khí mây năm vẻ, kết lại như hình cái hoa sen. Mới sai bơi thuyền đến tận chỗ ấy, thì thấy có núi rất đẹp. Đỗ thuyền trèo lên núi thì thấy khí núi xanh biếc, cao vòi vọi ước nghìn trượng.
Nhân đề một bài thơ rằng:
Đầu cành thấp thoáng bóng kim ô,
Hoa đỗng vui mừng đón khách vô.
Cạnh suối nào là người hái thuốc?
Quanh nguồn chỉ có gã bơi đò.
Xênh xang ghế mát cầm ba khúc.
Đủng đỉnh thuyền câu rượu một vò.
Ướm hỏi Võ Lăng chàng đánh cá,
Làng Đào đâu đó cách chừng mô?
Đề xong bài thơ nhìn xem phong cảnh một hồi, bỗng thấy trong sườn núi đá, có một cái hang, cửa hang tròn và rộng độ một trượng, thử vào hang xem ra làm sao, vừa đi được vài bước, thì cửa hang bỗng dưng đóng sập lại, trong hang tối mù mịt, không còn biết đường nào mà đi. Từ Thức chắc là chết ở chỗ ấy, nhưng cũng cứ đi liều xem ra sao, mới quờ tay sờ sệt vào sườn đá mà đi, trước còn loanh quanh đi trong khe nhỏ, dần dần thấy có bóng sáng, trông lên thấy núi cao chót vót, đá mọc lởm chởm, mới cố leo vịn lên thì đường đi đã hơi rộng.
Khi lên đến đỉnh núi, thì lại thấy mặt trời sáng sủa, trông ra bốn bề, cùng có lâu đài cung điện, cửa nhà trang hoàng, cây cối tươi tốt, tựa hồ một cảnh chùa chiền.
Từ Thức lấy làm lạ lùng, ngắm nhìn phong cảnh, rồi thấy hai ả con gái nhỏ mặc áo xanh, bảo với nhau rằng:
- Chú rể mới nhà ta đã đến kia kìa!
Nói thế, đoạn trở vào trong nhà báo tin, rồi lại ra báo với Từ Thức rằng:
- Phu nhân cho chúng tôi ra mời người vào chơi.
Từ Thức theo hai đứa con gái đi vào, qua một dãy tường gấm, vào cửa sơn son, thấy đôi bên cung cấm, vàng bạc sáng quắc, có chữ đề rằng: “Quỳnh hư chi điện. Giao quang chi các” (2). Khi trèo lên gác thì thấy một bà tiên mặc áo lụa trắng, ngồi trên giường thất bảo. Cạnh giường có đôi kỷ gỗ đàn hương, bà tiên mời Từ Thức ngồi trên kỷ và bảo rằng:
- Ngươi vốn hay chơi cảnh lạ, có biết đây là chốn nào không?
Từ Thức thưa:
- Tôi tuy dong chơi giang hồ đã nhiều, nhưng không biết ở đây lại có tiên cảnh, xin bảo cho tôi được rõ.
Bà tiên cười nói rằng:
- Ngươi biết đâu được chỗ này! Đây tức là hang thứ sáu trong 36 đỗng núi Phi Lai núi ấy đi khắp các mặt bể, chân không bén đến đất, chỉ theo chiều gió mà hợp tan thôi. Ta tức là Địa tiên núi Nam nhạc, gọi là Ngụy phu nhân đây. Vì thấy ngươi có cao nghĩa, cho nên mới đón đến chơi.
Nhân bảo con hầu gọi một người con gái ra. Từ Thức trông ra thì chính là người con gái đánh gẫy cành hoa mẫu đơn khi trước.
Bà tiên trỏ vào con gái bảo với Từ Thức rằng:
- Con em tên nó là Giáng Hương, khi trước xem hoa phải cái ách nạn, nhờ ngươi cứu cho, ta vẫn còn hàm cái ân ấy, nay muốn cho nó kết duyên với ngươi để báo ân.
Lập tức đêm hôm ấy, truyền sai đốt đèn mỡ phụng, trải chiếu vẩy rồng, cho làm lễ thành thân.
Hôm sau các tiên đến ăn mừng, kẻ cưỡi li vàng (tựa rồng mà không sừng), người cưỡi câu đỏ (loài rồng) đến hội. Bà tiên mở tiệc trên gác Giao quang, nào là rèm ngọc trướng điều, nào là đệm hoa ghế bạc. Các tiên ngồi riêng một bên tả, còn mé hữu thì Từ Thức ngồi.
Trong khi ăn yến, đủ thứ sơn hào hải vị, chả phụng nem công, thơm tho ngào ngạt, toàn những vị dưới trần không có bao giờ. Lại có đàn sáo bát âm rất là vui vẻ.
Chiều tối tiệc tan, các tiên đâu về đấy. Từ Thức ở lại đấy được một năm, có ý nhớ nhà, nhân một khi thong thả bảo với nàng Giáng Hương rằng:
- Tôi vốn đi chơi, xa xôi đã lâu, khó đè nén được bụng trần, lại tưởng nhớ đến quê cũ, xin cho tôi hãy về thăm nhà một chút.
Giáng Hương có ý ngần ngừ, không nỡ ly biệt.
Từ Thức lại nói rằng:
- Cho tôi về chơi ít ngày tháng, bảo với anh em cho biết, rồi sẽ lại lên đây.
Giáng Hương khóc mà nói rằng:
- Thiếp không dám vị tình vợ chồng mà ngăn trở bụng quân tử, chỉ vì cõi trần bé nhỏ, ngày tháng ít oi, nếu có về chăng nữa, chỉ sợ cây cối cửa nhà không được còn như trước nữa đâu.
Nàng ấy mới nói với phu nhân. Phu nhân than rằng:
- Không ngờ gã ấy còn vướng víu trong đám bụi hồng, làm chi mà phải ngậm ngùi như thế?
Phu nhân mới cho một cỗ xe cẩm vân, sai ngồi lên xe ấy mà về. Giáng Hương cũng viết một phong thư buộc kỹ đưa cho, dặn về nhà hãy mở ra mà xem.
Từ Thức cáo biệt, ngồi lên trên xe, đi vừa chớp mắt đã đến nhà. Về đến nơi thì phong cảnh đã khác xưa, nhân dân thành quách, không có gì là giống khi trước, chỉ còn hai bên khe núi thì vẫn còn nguyên.
Từ Thức đem họ tên mình, hỏi thăm các cụ già trong làng, thì có một người nói rằng:
- Tôi từ lúc còn nhỏ, có nghe cụ tổ ba đời nhà tôi cũng tên họ như thế, sa vào hang núi đã hơn 80 năm nay rồi.
Từ Thức buồn rầu lắm, muốn lại ngồi xe đi lên, thì xe đã hoá làm chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư ra xem thì có câu rằng: “Trong mây kết bạn loan hoàng, duyên xưa đã hết trên bể tìm người tiên tử, hội khác khôn cầu”, mới biết là lời ly biệt. Về sau, Từ Thức mặc áo khinh cừu, đội cái nón nhỏ, vào núi Hoàng Sơn ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa), không biết lên tiên hay là đi mất.
CHÚ THÍCH:
(1) Động (BT).
(2) Nghĩa là đền Quỳnh hư, gác Giao quang.
2 LOẠT BẢN ĐỒ NỔI TIẾNG THẾ GIỚI VẼ LẠI DÃ TÂM CỦA TÀU PHÙ BÀNH TRƯỚNG LÃNH THỔ
Đề xong bài thơ nhìn xem phong cảnh một hồi, bỗng thấy trong sườn núi đá, có một cái hang, cửa hang tròn và rộng độ một trượng, thử vào hang xem ra làm sao, vừa đi được vài bước, thì cửa hang bỗng dưng đóng sập lại, trong hang tối mù mịt, không còn biết đường nào mà đi. Từ Thức chắc là chết ở chỗ ấy, nhưng cũng cứ đi liều xem ra sao, mới quờ tay sờ sệt vào sườn đá mà đi, trước còn loanh quanh đi trong khe nhỏ, dần dần thấy có bóng sáng, trông lên thấy núi cao chót vót, đá mọc lởm chởm, mới cố leo vịn lên thì đường đi đã hơi rộng.
Khi lên đến đỉnh núi, thì lại thấy mặt trời sáng sủa, trông ra bốn bề, cùng có lâu đài cung điện, cửa nhà trang hoàng, cây cối tươi tốt, tựa hồ một cảnh chùa chiền.
Từ Thức lấy làm lạ lùng, ngắm nhìn phong cảnh, rồi thấy hai ả con gái nhỏ mặc áo xanh, bảo với nhau rằng:
- Chú rể mới nhà ta đã đến kia kìa!
Nói thế, đoạn trở vào trong nhà báo tin, rồi lại ra báo với Từ Thức rằng:
- Phu nhân cho chúng tôi ra mời người vào chơi.
Từ Thức theo hai đứa con gái đi vào, qua một dãy tường gấm, vào cửa sơn son, thấy đôi bên cung cấm, vàng bạc sáng quắc, có chữ đề rằng: “Quỳnh hư chi điện. Giao quang chi các” (2). Khi trèo lên gác thì thấy một bà tiên mặc áo lụa trắng, ngồi trên giường thất bảo. Cạnh giường có đôi kỷ gỗ đàn hương, bà tiên mời Từ Thức ngồi trên kỷ và bảo rằng:
- Ngươi vốn hay chơi cảnh lạ, có biết đây là chốn nào không?
Từ Thức thưa:
- Tôi tuy dong chơi giang hồ đã nhiều, nhưng không biết ở đây lại có tiên cảnh, xin bảo cho tôi được rõ.
Bà tiên cười nói rằng:
- Ngươi biết đâu được chỗ này! Đây tức là hang thứ sáu trong 36 đỗng núi Phi Lai núi ấy đi khắp các mặt bể, chân không bén đến đất, chỉ theo chiều gió mà hợp tan thôi. Ta tức là Địa tiên núi Nam nhạc, gọi là Ngụy phu nhân đây. Vì thấy ngươi có cao nghĩa, cho nên mới đón đến chơi.
Nhân bảo con hầu gọi một người con gái ra. Từ Thức trông ra thì chính là người con gái đánh gẫy cành hoa mẫu đơn khi trước.
Bà tiên trỏ vào con gái bảo với Từ Thức rằng:
- Con em tên nó là Giáng Hương, khi trước xem hoa phải cái ách nạn, nhờ ngươi cứu cho, ta vẫn còn hàm cái ân ấy, nay muốn cho nó kết duyên với ngươi để báo ân.
Lập tức đêm hôm ấy, truyền sai đốt đèn mỡ phụng, trải chiếu vẩy rồng, cho làm lễ thành thân.
Hôm sau các tiên đến ăn mừng, kẻ cưỡi li vàng (tựa rồng mà không sừng), người cưỡi câu đỏ (loài rồng) đến hội. Bà tiên mở tiệc trên gác Giao quang, nào là rèm ngọc trướng điều, nào là đệm hoa ghế bạc. Các tiên ngồi riêng một bên tả, còn mé hữu thì Từ Thức ngồi.
Trong khi ăn yến, đủ thứ sơn hào hải vị, chả phụng nem công, thơm tho ngào ngạt, toàn những vị dưới trần không có bao giờ. Lại có đàn sáo bát âm rất là vui vẻ.
Chiều tối tiệc tan, các tiên đâu về đấy. Từ Thức ở lại đấy được một năm, có ý nhớ nhà, nhân một khi thong thả bảo với nàng Giáng Hương rằng:
- Tôi vốn đi chơi, xa xôi đã lâu, khó đè nén được bụng trần, lại tưởng nhớ đến quê cũ, xin cho tôi hãy về thăm nhà một chút.
Giáng Hương có ý ngần ngừ, không nỡ ly biệt.
Từ Thức lại nói rằng:
- Cho tôi về chơi ít ngày tháng, bảo với anh em cho biết, rồi sẽ lại lên đây.
Giáng Hương khóc mà nói rằng:
- Thiếp không dám vị tình vợ chồng mà ngăn trở bụng quân tử, chỉ vì cõi trần bé nhỏ, ngày tháng ít oi, nếu có về chăng nữa, chỉ sợ cây cối cửa nhà không được còn như trước nữa đâu.
Nàng ấy mới nói với phu nhân. Phu nhân than rằng:
- Không ngờ gã ấy còn vướng víu trong đám bụi hồng, làm chi mà phải ngậm ngùi như thế?
Phu nhân mới cho một cỗ xe cẩm vân, sai ngồi lên xe ấy mà về. Giáng Hương cũng viết một phong thư buộc kỹ đưa cho, dặn về nhà hãy mở ra mà xem.
Từ Thức cáo biệt, ngồi lên trên xe, đi vừa chớp mắt đã đến nhà. Về đến nơi thì phong cảnh đã khác xưa, nhân dân thành quách, không có gì là giống khi trước, chỉ còn hai bên khe núi thì vẫn còn nguyên.
Từ Thức đem họ tên mình, hỏi thăm các cụ già trong làng, thì có một người nói rằng:
- Tôi từ lúc còn nhỏ, có nghe cụ tổ ba đời nhà tôi cũng tên họ như thế, sa vào hang núi đã hơn 80 năm nay rồi.
Từ Thức buồn rầu lắm, muốn lại ngồi xe đi lên, thì xe đã hoá làm chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư ra xem thì có câu rằng: “Trong mây kết bạn loan hoàng, duyên xưa đã hết trên bể tìm người tiên tử, hội khác khôn cầu”, mới biết là lời ly biệt. Về sau, Từ Thức mặc áo khinh cừu, đội cái nón nhỏ, vào núi Hoàng Sơn ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa), không biết lên tiên hay là đi mất.
CHÚ THÍCH:
(1) Động (BT).
(2) Nghĩa là đền Quỳnh hư, gác Giao quang.
MỜI ĐỌC TIẾP KỲ 41: TÚ UYÊN (SẼ CẬP NHẬT)
CÁC BÀI KHÁC:
TRẦN TRIỀU HIỂN THÁNH CHÍNH KINH VĂN
2 LOẠT BẢN ĐỒ NỔI TIẾNG THẾ GIỚI VẼ LẠI DÃ TÂM CỦA TÀU PHÙ BÀNH TRƯỚNG LÃNH THỔ
BÁ CÁO BẢN ĐỒ “TRƯỜNG CHINH CƯỚP CHIẾM” CỦA CHINA
TẠI SAO “NAM QUỐC” MÀ KHÔNG LÀ “VIỆT QUỐC” TRONG BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ’?
VUA NGHIÊU, SỨ VIỆT, RÙA THẦN: THÔNG ĐIỆP VƯỢT VẠN DẶM CỦA TIỀN NHÂN VIỆT
TÌM LẠI SỰ THẬT VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA THỜI HAI BÀ TRƯNG
TÀU MIỆT THỊ VIỆT LÀ NAM MAN - TÀI LIỆU MỸ NÓI NGƯỢC LẠI
NƯỚC XÍCH QUỶ - VĂN LANG CÓ THẬT
Ý NGHĨA QUỐC HIỆU THỜI KHAI SÁNG ĐẤT NƯỚC
TRƯNG BẰNG CHỨNG QUÂN ÂN THƯƠNG ĐÁNH XÍCH QUỶ: TRUYỆN PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG CÓ THẬT
TÊN VIỆT LÀ DO TỔ TIÊN CHÚNG TA ĐẶT RA – DỨT KHOÁT KHÔNG PHẢI DO BỞI NGƯỜI TÀU
ĐÓN XUÂN: TÌM HIỂU CỘI NGUỒN DÂN TỘC VIỆT: VIỆT LÀ VIỆT
ĐỌC SÁCH NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ "VIỆT NAM: SUỐI NGUỒN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG"
Gửi ý kiến của bạn