TẠI SAO “NAM QUỐC” MÀ KHÔNG LÀ “VIỆT QUỐC”
TRONG BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ’?
CÔNG BỐ NHỮNG BẰNG CHỨNG NGƯỜI TÀU CƯƠP CHIẾM ĐẤT VIỆT
TỪ THƯỢNG CỔ TỚI TẬN NGÀY NAY
LỜI DẪN:
Để có tài liệu liên quan đến nội dung bài viết này, vui lòng đọc thêm với các đường dẫn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_qu%E1%BB%91c_s%C6%A1n_h%C3%A0
https://nghiencuulichsu.com/2019/07/22/thu-tim-hieu-ai-la-tac-gia-bai-tho-than-nam-quoc-son-ha/
Trong bài tác giả chỉ tóm lược nội dung phù hợp để dẫn chứng.
Chân thành cám ơn các nguồn tư liệu và hình ảnh trên mạng.
LÊ THANH HOA
NỘI DUNG:
1- SÁCH TRỜI GHI RÕ ĐẤT NAM CỦA NGƯỜI NAM
2- DẤU MỐC DÂN TÀU CƯỚP CHIẾM ĐẤT VIỆT
3- TRẢ LỜI: NƯỚC NAM NÀO?
===
1- SÁCH TRỜI GHI RÕ ĐẤT NAM CỦA NGƯỜI NAM
Coi là “bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nòi Việt, đồng bào chúng ta rất khoái bài thơ “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà):
Nguyên bản bài thơ được lưu hành:
(theo dạng chữ viết được quen dùng ở nước ta thời ngàn năm đô hộ giặc Tàu):
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 分 定 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Phiên âm:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bản dịch của Lệ Thần Trần Trọng Kim:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Sau cụ còn nhiều bản dịch nữa)
Bài thơ dẫn “Sách Trời” (thiên thư) đã định cương vực của dân Nam gọi là “sông núi nước Nam” (Tiệt nhiên định phận tại thiên thư). Sách Trời nói vua Nam ở sông núi nước Nam. Bọn quân cướp xâm phạm (nước Nam) luôn bị đánh cho tơi bời.
Nước Nam nào?
Trong các cuộc tranh luận kéo dài từ trước tới nay về bài thơ “Sông núi nước Nam”, dường như hầu hết các tác giả đều cho rằng “nước Nam” là Việt Nam ta (lúc ấy tên nước là Đại Cồ Việt và Đại Việt)
Đúng vậy không?
Cũng từ cuộc tranh luận như đã dẫn, hầu hết tác giả cũng đồng ý thời điểm xuất hiện bài thơ này là:
1- Trong thời nhà Tiền Lê với tên nước ta là Đại Cồ Việt (980 –1009).
2- Trong thời nhà Lý với tên nước ta là Đại Cồ Việt và đổi thành Đại Việt (1010-1225).
Tại sao tác giả bài thơ không gọi tên nước mình là Đại Cồ Việt, Đại Việt mà lại gọi là “nước Nam” ?
(GHI CHÚ: …Dù tác giả là người (đại tướng Lý Thường Kiệt) hay thần (Trương Hống, Trương Hát) làm hoặc đọc bài thơ ấy vào 2 giai đoạn Tiền Lê và Lý thì sao tác giả (bài thơ Sông núi nước Nam) không gọi là “Sông núi nước Việt (tức Đại Cồ Việt, hay Đại Việt) mà gọi là “Sông núi nước Nam” ?
Trước khi tiếp tục trả lời “Nước Nam nào?; Đúng vậy không?”, chúng ta lượt qua vài giai đoạn lịch sử trường chinh của người Tàu phương Bắc hung ác cướp chiếm đất, giết chết và đồng hóa dân phương Nam (các nước phía Nam) (1)
Về địa danh những vùng “đất mới” vốn là của nòi Việt, bị các triều đại Tàu cướp chiếm, cũng là vùng đất ấy nhưng tùy mỗi triều đại trị vì của Tàu mà họ thay đổi tên. Nếu không cẩn thận, rất dễ bị nhầm lẫn.
Trong tác phẩm “Bách Việt Tiên Hiến Chí”, sử gia Âu-Đại-Nhậm đời Minh (gốc người Việt), đã vạch trần âm mưu của triều Hán thay đổi tên đất mới chiếm, đổi tên mới để cắt đứt tình cảm gắn bó của dân địa phương và các thế hệ sau sẽ không biết đích xác cội nguồn, quê quán, đất nước của họ nữa! (2)
2- CÁC LẦN TÀU CƯỚP CHIẾM ĐẤT VIỆT
Cho đến nay (năm 2023), người Trung Hoa vẫn phân chia “văn minh phương Bắc” và “văn minh phương Nam”. Không có biên giới trên mặt đất. trên bản đồ nhưng hình dung đấy là phân chia ảnh hưởng văn minh của “giống bắc”: (người Tàu nguyên thủy trên lưu vực sông Hoàng Hà-phía bắc) và “nòi nam”: đồng bằng sông Trường Giang (Dương Tử) địa bàn gốc của tộc Việt-phía nam.
Ông Thánh của Tàu là Khổng Tử từng dạy môn đồ: “Đem lòng rộng rãi, hiền hòa dạy người, dẫu kẻ vô đạo cũng không báo thù, đó là sức mạnh của người phương Nam. Người quân tử cư xử như vậy. Xông pha gươm giáo, ôm yên mặc giáp, đến chết không chán, đó là sức mạnh của người phương Bắc. Kẻ cường bạo cư xử như vậy”. (3)
Đúng như “Thánh” của họ mô tả, người Tàu đã cướp chiếm phương Nam của nòi Việt “không chán”, cho mãi tới thời cận đại chúng cướp tới đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tài liệu theo thứ tự:
* ÂN-THƯƠNG CƯỚP BỊ PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG ĐÁNH TAN
- Vào thời Ân-Thương (1600 BC – 1100 BC), trong khoảng thời gian từ 1325 đến 1266 trước Lịch Tây (BC), quân Ân-Thương sang đánh nước ta (sử Tàu ghi là “Quỉ phương” tức là quốc hiệu nước ta – “Xích Quỷ” - thời đại Hồng Bàng, các vua Hùng chia nhau trị nước.)
Toàn bộ chi tiết, vui lòng đọc thêm:
TRƯNG BẰNG CHỨNG QUÂN ÂN-THƯƠNG ĐÁNH XÍCH-QUỶ, TRUYỆN PHÙ ĐỔNG TIÊN VƯƠNG CÓ THẬT:
NƯỚC XÍCH QUỶ - VĂN LANG CÓ THẬT
https://denthanhtran.org/p149a267/nuoc-xich-quy-van-lang-co-that
* CƯỚP ĐẤT VIỆT LẬP CÂU NGÔ THUỘC TÀU TỒN TẠI HƠN 700 NĂM
- Cuối triều nhà Thương, chúa tể tộc Chu là Cổ Công Đản Phụ dàn dựng chuyện phong con út nối nghiệp, 2 con trưởng và thứ “bỏ đi”. Đi đâu? Đi cướp đất Nam của người phương Nam, thời ấy là Kinh Sở (một trong 2 châu do Kinh Dương Vương, tổ Việt chúng ta cai quản). Cổ Công Đản Phụ tổ nhà Chu bấy giờ là bộ tộc tùng phục nhà Thương, đã ngấm ngầm cấu kết các bộ tộc khác mưu phản và đánh diệt triều Thương để lập nên triều đại Chu (4)
Hai con lớn và thứ của Cổ Công Đản Phụ là Thái Bá và Ngu Trọng “trường chinh” hơn 2000 cây số đến đất Kinh “cắt tóc ngắn và xâm mình” cho giống “Nam man” (chúng vẫn gọi ta là Nam man từ ngàn xưa). Sử sách Tàu từ Sử Ký (Tư Mã Thiên) đến gần ba chục bộ sử đồ sộ của Tàu cũng chẳng bao giờ cho biết chi tiết của cuộc “trường chinh cướp đất Việt” ấy như thế nào.
Chúng chỉ ghi như Tư Mã Thiên (tóm trích): “Thế rồi Thái Bá và Trọng Ung (*tức Ngu Trọng) hai người cùng nhau trốn đến vùng người Kinh man, xăm trổ thân thể và cắt ngắn tóc tỏ ra thân thể hết còn hữu dụng để lánh Quý Lịch. Quý Lịch rốt cuộc nối ngôi Chu, tức Vương Quý, rồi đến Xương tức Văn Vương. Thái Bá chạy đến vùng Kinh man, tự xưng là Câu Ngô. Được người ở đấy mến nghĩa, theo quy phục đến hơn ngàn nhà, tôn làm Ngô Thái Bá.” (Bản dịch của Tạ Linh Vận, Sử Ký – Ngô Thái Bá thế gia- xem toàn bộ ở chú thích #4)
Đi cướp đất nước người mà có “hơn ngàn nhà” quy phục và tôn làm Ngô Thái Bá!
Sử ký Tư Mã Thiên đã viết thế.
Ngô Thái Bá cướp đất Việt (Kinh Sở thuộc Việt tộc) lập ra nước Ngô, sử cũng gọi là Câu Ngô.
Nước Ngô này tồn tại từ 1200 BC tới 473 BC. Cuối cùng cũng bị Việt vương Câu Tiễn tiêu diệt (Tích Ngô Phù Sai, Câu Tiễn, Tây Thi).
* TẦN THỦY HOÀNG CƯỚP CHIẾM PHƯƠNG NAM
Nếu tìm được những dấu tích lịch sử đã bị khuyết (kể cả âm mưu hủy diệt có chủ đích của các triều đại Tàu), đa phần các nhà nghiên cứu khi nói về những vùng lãnh thổ, dân tộc ở miền Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Trường Giang (Dương Tử) thường hoài nghi hoặc cho vào khung “giả định”.
Dù bị mê hồn trận “hàng lịch sử giả” (như hàng Made in China thời đại này) của bọn Tàu giăng bủa nhưng ngày nay các nhà nghiên cứu quốc tế đã phá được bức tường bưng bít, dấu nhẹm ấy bằng những phương pháp hữu hiệu, xác thực, được công nhận rộng rãi khắp thế giới (vượt qua khỏi biên cương quốc gia).
Các phương pháp khảo cổ bao gồm khai quật dưới lòng đất, phân chất, định niên đại, di truyền DNA v.v… đã phơi bày bức tranh quá khứ của nhân loại. Nguồn gốc loài người từ đâu ra và những cuộc di cư hình thành các châu lục được công bố.
Nhiều biên khảo tiếng Việt từ cộng đồng người Việt hải ngoại, trong mấy chục năm qua đã chuyển dịch, luận bàn những công trình quốc tế mới đó. Nhiều bài đã được đăng báo, phổ biến trên mạng internet. Một số tác giả đã xuất bản, in thành sách.
Điều lý thú là: một số kết quả di truyền học đã giải thích các truyền thuyết dân gian của nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có các truyền thuyết về nguồn gốc của Việt tộc và của người Việt Nam.
Chúng tôi sẽ trình bày trong một bài khác liên quan đến chủ đề này.
Trở lại các dấu vết còn sót lại từ cuộc viễn chinh chưa bao giờ chấm dứt của phương Bắc cướp chiếm đất phương Nam, nhìn vào những ghi chép thời nhà Tần:
Sau khi gồm thâu lục quốc, Tần Thủy Hoàng được ghi nhận là thành công “mở rộng nước Tàu về phương Nam”. Tần sử ghi vào năm 214 BC, Tần Thủy Hoàng cho 50.000 ngàn quân đi đánh phương Nam. Tứ Xuyên là vùng bị quân Tần cướp gần trọn. Các nước Việt khác xử dụng chiến thuật du kích chận đứng được quân Tần. Kết quả của lần cướp này, giặc Tàu ô của Tần bị mất 10.000 tên. Bọn cướp Tàu đào kinh, tái chiến lần 2 và họ đã cướp chiếm Phúc Châu, Quảng Đông, Quế Lâm (tòan là đất của các tộc Việt trong Bách Việt). Cũng là sử Tần ghi rằng, sau khi cướp đất Nam, Tần Thủy Hoàng đưa hàng trăm ngàn tù nhân và những người bị đày đến vùng đất vừa cướp được của phương Nam để “đồng hóa” (thành người Tàu).
Năm 218 Tần sai Đồ Thư mang 50.000 quân cướp chiếm miền Lĩnh Nam, lập nên 3 quận Nam Hải tức Quảng Đông, Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Tượng Quận. Dù cướp được nhiều đất Việt tộc nhưng cuối cùng tên tướng cướp của Tần là Đồ Thư này bị dân quân Việt tộc chém chết tại trận tiền. Nhà Tần đưa Nhâm Ngao và Triệu Đà đến vùng đất Nam, gộp chung gọi chung là quận Nam Hải.
* TRIỆU ĐÀ LẬP NƯỚC NAM VIỆT
Trong số tướng Tần đi cướp đất Việt có Triệu Đà. Đà chiếm được Quảng Đông và Quảng Tây, xin vua Tần “di dân” 50.000 tù nhân và những người bị đày khác, đến lưỡng Quảng này để “đồng hóa” người Việt. Đến năm 210 BC nhà Tần sụp, Triệu Đà cát cứ, xưng đế là tự lập nước Nam Việt và cai trị nước Nam Việt độc lập này đến năm 137, tổng cộng 67 năm, và sau đó, Đà cướp thêm đất Âu Lạc của An Dương vương.
3- TRẢ LỜI: NƯỚC NAM NÀO?
Phương Nam, những nước phương Nam và nước Nam Việt cho tới khi xuất hiện bài thơ “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) thời tiền Lê và triều Lý nước ta, phải chăng là một ghi khắc, một nhắc nhớ đến nguồn gốc “một mẹ trăm con” Bách Việt ngọt ngào mà bất cứ người Việt nào cũng thuộc nằm lòng? (5)
Nếu vậy thì bài thơ “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà), dù do thần đọc hay người làm nên, không giới hạn biên cương của 1 nước Đại Cồ Việt hay Đại Việt mà còn bao trùm cả quá khứ xa xưa từ thời Kinh Dương Vương, thời đại Hồng Bàng, nước Xích Quỷ, Văn Lang với diện tích rộng lớn của nước Tàu (xem bản đồ).
Đừng quên vào thời tiền Lê và Lý, các tướng Việt đã đưa quân đánh chiếm một số vùng đất trong lãnh thổ Tàu. Nổi tiếng nhất là vị vua anh hùng lừng danh “đánh Tống bình Chiêm” Lê Đại Hành (6) và danh tướng Lý Thường Kiệt (7).
Sử ta có ghi vua Quang Trung từng đòi nhà Thanh trả lại lưỡng Quảng (tức Quảng Đông, Quảng Tây thuộc nước Nam Việt thời Triệu Đà). Ngày nay bọn Tàu cướp chiếm thêm Hoàng Sa và Trường Sa.
Đòi mà được ư?
Câu trả lời dứt khoát là chẳng bao giờ! (Ghi chú: Cứ xem cách Nga xâm lăng Ukraine 2022-2023, cướp đất và sát nhập. Quân Ukraine phải đánh chiếm lại, chứ chẳng thèm “đòi” Nga trả đất đã bị cướp)
“Hiến chương Liên Hiệp Quốc” ư?”
Câu trả lời dứt khoát là: cái tổ chức vô tích sự này chẳng làm được gì cả, ngoại trừ vài văn bản để người chưng bày cho đẹp mắt.
Thời đại “văn minh, tiến bộ” khác xưa ư?
Chưa chắc! Lối hành xử côn đồ của bọn thảo khấu quốc tế ngày nay nhan nhản và còn kinh hồn, rùng rợn hơn thời loài người còn ăn lông ở lỗ nhiều!
Tựu chung, chỉ có sức mạnh mới lấy lại những vùng đất của tổ tiên tộc Việt (Bách Việt) bị bọn giặc Tàu cướp chiếm. Thế hệ Việt tộc sau này sẽ phải gánh nhận trách nhiệm thiêng liêng này.
Ngày nay giới trẻ Việt Nam nối gót nhau ở bên ngoài đất mẹ ngày càng đông, có mặt khắp các châu lục.
Tiếp tục cuộc di cư truyền thống của dòng Việt ư?
Cũng có phần bùi tai.
Là một Bách Việt nối dài trải khắp năm châu bốn bể ư?
Nghe như có tiếng trống đồng Ngọc Lũ thúc quân!
Thế giới từng trố mắt kinh ngạc tìm không ra câu trả lời cho các sự kiện:
- Cả ngàn dân tộc từng hiện diện trong bản đồ phình to tổ bố của China đã bị tiêu diệt trọn vẹn. Bọn Chinese ấy từng cướp giết và đồng hóa Việt Nam suốt ngàn năm mà cuối cùng Việt vẫn là Việt!
- Vó ngựa Mông Cổ chiếm gần hết châu Á và châu Âu, cỏ bình nguyên không mọc nổi trước vó ngựa hung hãn của bọn rợ này. Thế mà một nước nhỏ xíu như Đại Việt, nước Nam mình có danh tướng Trần Hưng Đạo hợp cùng toàn dân-vua-binh-lính, đánh thắng bọn rợ Mông-Tàu này tới những 3 lần!
Giáo sư Phạm Cao Dương, Ph.D. (Cam thành, Ca-li, Hoa Kỳ) cùng nhiều người tâm huyết đặt kỳ vọng vào giới trẻ Việt Nam ở các nước trên thế giới. (8)
Ông cha mình tin có “sách Trời” (thiên thư), định phận “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà).
Há dám không tin!
Trời cao trìu mến hỏi (người viết bài này):
“Ước gì nào?”
Lễ phép thưa:
Xin cho một chất tỉnh. Mạnh hơn cà-phê. Đủ cho hàng hàng lớp lớp huynh, đệ, tỷ, muội đang mê lầm tỉnh ngộ, hoan hỉ đón nhận những thành tựu khai phá khoa học nhằm nhận thức 2 với 2 là 4: GỐC VIỆT của mình.
Trời thương:
“Mấy ngàn năm… đã mấy ai…”
Ngậm ngùi.
Nhưng vẫn lễ phép:
Xin cho một chất keo. Chất keo gắn kết tình thiêng để lũ con của Mẹ nghe được tiếng trống đồng thúc giục hoàn thành sứ mệnh lấy lại những vùng đất bị cướp chiếm!
Trời ban một đặc ân:
“Sẽ có lúc những đứa con của “Sông núi nước Nam” được nghe tiếng đàn đá tuyệt trần của tổ tiên.”
(Tập tụ từ tiếng trống đồng. Xong sứ mệnh, được nghe đàn đá.)
Xin thêm:
“Sách trời” cho ghi danh những tác giả ngày đêm sưu tầm, tổng hợp, biên khảo, phổ biến và những người hưởng ứng chuyển tải forward những tài liệu mới về nguồn gốc Việt tộc.
Cam thành, ngày 05 tháng 01 năm 2023
LÊ THANH HOA
CHÚ THÍCH:
(1) Những chữ Tàu dùng chỉ những vùng lãnh thổ, lãnh hải phía nam nước Tàu luôn có chử “Nam” đi theo.
(2) Bách Việt Tiên Hiền Chí, giáo sư Trần Lam Giang dịch và chú thích, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, thuộc Thư Viện Việt Nam, Garden Grove, California, USA xuất bản năm 2006, tái bản 2012.
(3) Sách Trung Dung, Tử Lộ vấn cường – Giáo sư Trần Lam Giang dịch – trang 20 sách “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” xuất bản năm 2008 tại Hoa Kỳ.
(4) Chuyện 2 hoàng tử nhà Chu cướp đất Việt được Tư Mã Thiên trong Chu Bản Kỷ và Sử Ký-Ngô Thái Bá thế gia. Phần "Chu Bản Kỷ" được dịch ra Việt ngữ bởi Giáo sư Trần Lam Giang (năm 2008, Hoa Kỳ):
“Cổ Công (Đản Phụ) có con trưởng là Thái Bá, thứ là Ngu Trọng. Thái Khương sinh con nhỏ tên là Quý Lịch, Quý Lịch lấy Thái Nhậm, đó là người đàn bà rất hiền thục, đẻ ra Xương, Xương có thánh đức. Cổ Công nói” “Đời ta có thể hưng thịnh lên được chính là tại thằng bé Xương vậy.” Con trưởng là Thái Bá, con thứ là Ngu Trọng biết Cổ Công muốn lập Quý Lịch để sau đó Xương nối tiếp ngôi, hai người bèn đến sống ẩn với dân Man ở đất Kinh, cắt tóc ngắn xâm mình, nhằm mục đích nhường ngôi cho Quý Lịch”
Năm 2017 nhà xuất bản Nhã Nam (VN) loan báo “Đây là lần đầu tiên Sử Ký được dịch trọn vẹn ở Việt Nam”. Và đây là phần "Chu Bản Kỷ" của dịch giả Trần Quang Đức:
“Cổ Công có người con trưởng tên là Thái Bá, con thứ tên là Ngu Trọng. Bà Thái Khương sinh con út tên là Quý Lịch. Quý Lịch lấy Thái Nhậm, đều là người vợ hiền, sinh ra Xương, có điềm lành của thánh nhân. Cổ Công nói: “Con cháu ta có người hưng khởi cơ nghiệp, ấy là Xương chăng?” Con trưởng Thái Bá và Ngu Trọng biết Cổ Công muốn lập Quý Lịch để trao quyền cho Xương, hai người bèn chạy tới đất Kinh Man, xâm mình cắt tóc, để nhường Quý Lịch.”
Sử Ký Tư Mã Thiên tuy đã được dịch sang tiếng Việt từ rất sớm bởi các bậc tiền bối như Phan Khôi, Nhượng Tống và mãi cho đến năm 2008, khi người Việt hải ngoại (nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam – Thư Viện Việt Nam – Little Saigon California) trích dịch một phần “Chu Bản Kỷ”, các bản dịch cả hai miền Nam và Bắc Việt cũng như sau 1975, vẫn chưa có bản dịch nào dịch đầy đủ bộ Sử Ký Tư Mã Thiên.
Sau khi tác phẩm “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” và bản dịch Anh ngữ “Vietnam: The Springhead of Eastern Cultural Civilization” (Tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa 2009-2010) được ấn hành tại Mỹ, một vài dịch giả và nhà xuất bản ở Việt Nam đã dịch và phổ biến toàn bộ Sử Ký Tư Mã Thiên.
Dịch giả Tạ Linh Vận dịch “Sử Ký: Ngô Thái Bá Thế gia”. Đọc nguyên văn bản dịch của Tạ Linh Vận: Sử ký – Ngô Thái Bá thế gia tại đây: https://nghiencuulichsu.com/2017/05/22/su-ky-ngo-thai-ba-the-gia/
(5) Vì tích “Một mẹ trăm con” (hàm ý giống Bách Việt) mà người Việt mình gọi nhau hai tiếng “đồng bào”, không phân biệt Kinh, Thượng (các dân tộc thiểu số).
(6) ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ:
http://thuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/4546/1/Dai%20viet%20su%20ky%20toan%20thu.PDF
[21b] Sai Đỗ Hanh sang nhà Tống thăm đáp lễ. Bấy giờ nhà Tống ngại việc chinh chiến, vua cậy có núi biển hiểm trở, hơi buông thả cho dân biên giới lấn cướp vào cõi của nhà Tống. Mùa xuân năm ấy, Chuyển vận sứ Lộ Quảng Tây nước Tống là Trương Quan, Binh mã giám áp trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu là Vệ Chiêu Mỹ đều tâu rằng chiến thuyền của Giao Chỉ hơn trăm chiếc, xâm phạm trấn Châu Hồng, cướp bóc cư dân và lương thực rồi đi. Mùa hạ năm ấy, châu Tô Mậu6 nước ta lại đem 5 nghìn hương bình xâm lược Ung Châu nước Tống, bị Đô tuần kiểm Dương Văn Kiệt đánh phải trở về. Vua Tống muốn vỗ yên, không muốn dụng binh, bỏ không hỏi đến. [Trương] Quan lại nói dối là vua bị họ Đinh đánh đuổi, đem dư chúng ra ở miền hải đảo, cướp bóc để tự cấp, nay đã chết; bọn Quan dân biểu mừng. Vua Tống sai Thái thường thừa Trần Sĩ Long làm Thái phỏng sứ để dò xem hư thực, biết là vua không có chuyện gì. [22a] Bính Thân, /Ứng Thiên/ năm thứ 3 [996], (Tống Chí Đạo năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh lấy được bốn động Đại, Phát, Đan, Ba ở Ma Hoàng. Nhà Tống xử tội bọn Trương Quan, Quan đã ốm chết, chém Vệ Chiêu Mỹ ở trấn Như Hồng, lấy Trần Nghiêu Tẩu làm Quảng Tây chuyển vận sứ, rồi sai Khải Khang úy là Lý Kiến Trung mang chiếu sách 1 Ngũ Huyện Giang: Cương mục (CMCB1, 27a) chú là con sông chảy qua 5 huyện Kim Anh, Đông Ngàn, vòng quanh đến huyện Yên Phong và Tiên Du, rồi đổ vào sông Nguyệt Đức (sông Cầu). 2 Mạt Liên: Cương mục chú là huyện Tiên Lữ (CMCB1, 27b). Nay thuộc đất huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng. 3 Vũ Lung: tên châu, thuộc tỉnh Thanh Hoá, chưa biết rõ vị trí (CMCB1, 27a). 4 Cổ Lãm: tức là châu Cổ Pháp thời Lý, nay là đất huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 5 Phù Đái: Cương mục chú là xã Phù Đái, huyện Vĩnh Lại (CMCB1, 27a), nay thuộc đất huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. 6 Tô Mậu: là vùng Nà Dương, Đình Lập, An Châu, tỉnh Lạng Sơn. 72 Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển I sang ban. Trước đây, bọn Văn Dũng là dân ở trấn Triều Dương1 nước ta làm loạn, giết người rồi trốn sang trấn Như Tích thuộc Khâm Châu của Tống (trấn Như Tích liền với trấn Như Hồng), được trấn tướng là Trần Lệnh Đức chứa chấp. Vua sai trấn tướng Triều Dương và Hoàng Thành Nhã đuổi bắt. Lệnh Đức không chịu trả về. Nghiêu Tẩu đến Như Tích, tra ra được nguyên do việc chứa chấp ấy, đem hết trai gái, già trẻ đã chứa dấu tất cả 113 người gọi Thành Nhã sang giao cho nhận về. Vua cảm ơn nhà Tống, sai sứ sang tạ ơn, lại nói về việc đã bắt được giặc biển 27 người, giao trả cho chuyển vận sứ, và đã răn cấm các khe động không được quấy rối nữa. Vua Tống [22b] lại sai Lý Nhược Chuyết mang chiếu thư và đai ngọc sang ban cho vua. Khi Nhược Chuyết đến, vua ra đón ngoài giao, có ý ngạo mạn không làm lễ để tỏ ra cao quý khác thường, bảo Nhược Chuyết rằng: "Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở ngoài, Hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên dánh vào Phiên Ngung, thứ đến đánh Mân Việt 2 , há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?". Nói xong mới cúi đầu tạ lỗi…
(7) Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Đại Việt tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân nhà Tống mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ[21].
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ty Kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh châu đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ty ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu.
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm Kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Đại Việt hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
Tri châu Ung là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Đại Việt bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Đại Việt. Thường dân trong thành không chịu hàng nên bị quân nhà Lý giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000, tuy nhiên quân Đại Việt cũng tổn thất đến 10.000 người và nhiều voi chiến.
Lý Thường Kiệt chiếm xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu nghe thấy quân Đại Việt kéo gần đến thành liền bỏ thành chạy trốn. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Th%C6%B0%E1%BB%9Dng_Ki%E1%BB%87t
(8) Một số links giới thiệu tâm tình của Giáo sư Phạm Cao Dương:
https://daihocsuphamsaigon.org/index.php/gioithieu/1290-gs-pha-m-cao-duong-tuye-n-ta-p-sieu-quo-c-gia-vn
http://www.nongnghiephaingoai.com/2018/02/15/su-hinh-thanh-cua-sieu-quoc-gia-viet-nam/
CÙNG ĐỀ TÀI:
TRẦN TRIỀU HIỂN THÁNH CHÍNH KINH VĂN
TÌM LẠI SỰ THẬT VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA THỜI HAI BÀ TRƯNG
VUA NGHIÊU, SỨ VIỆT, RÙA THẦN: VIỆT TRƯỚC TÀU HƠN 4.000 NĂM!
ĐỌC SÁCH NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ "VIỆT NAM: SUỐI NGUỒN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG"
TÀU MIỆT THỊ VIỆT LÀ NAM MAN - TÀI LIỆU MỸ NÓI NGƯỢC LẠI
THÁP BÚT: PHÓNG CHỮ TẢ THANH THIÊN * ĐÀI NGHIÊN: THÁI SƠN THẠCH CẢM DƯƠNG
NƯỚC XÍCH QUỶ - VĂN LANG CÓ THẬT
Ý NGHĨA QUỐC HIỆU THỜI KHAI SÁNG ĐẤT NƯỚC
TRƯNG BẰNG CHỨNG QUÂN ÂN THƯƠNG ĐÁNH XÍCH QUỶ: TRUYỆN PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG CÓ THẬT
TÊN VIỆT LÀ DO TỔ TIÊN CHÚNG TA ĐẶT RA – DỨT KHOÁT KHÔNG PHẢI DO BỞI NGƯỜI TÀU
ĐÓN XUÂN: TÌM HIỂU CỘI NGUỒN DÂN TỘC VIỆT: VIỆT LÀ VIỆT