ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN - LITTLE SAIGON  - WESTMINSTER - CALIFORNIA
TRẦN HƯNG ĐẠO FOUNDATION (ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON)
9078 BOLSA AVENUE tức ĐẠI LỘ TRẦN HƯNG ĐẠO - WESTMINSTER - CA 92683
ĐIỆN THOẠI: (657) 296-7889 | EMAIL: denthanhtran2022@gmail.com| WEBSITE: https://denthanhtran.org và tranhungdaofoundation.org
MỞ CỬA HÀNG NGÀY TỪ 10 GIỜ SÁNG ĐẾN 4 GIỜ CHIỀU KỂ CẢ CUỐI TUẦN & NGÀY LỄ - CHÀO CỜ THỨ BẢY MỖI ĐẦU THÁNG LÚC 10AM

NƯỚC XÍCH QUỶ - VĂN LANG CÓ THẬT

23 Tháng Hai 20224:59 CH(Xem: 13511)
NƯỚC XÍCH QUỶ - VĂN LANG CÓ THẬT
LÃNH THỔ NƯỚC TA RỘNG TỚI TOÀN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG DƯƠNG TỬ

 

LÊ THANH HOA
(LITTLE SAIGON 22 THÁNG 2 NĂM 2022)


 
NỘI DUNG:

1- Tàu rất sợ ta đòi lại đất xưa mà chúng cướp chiếm của Việt Nam

 

2- Truyện Thánh Gióng và “lời bàn” lừng danh đã được dịch sang Anh ngữ

 

3- Thêm nhiều nghiên cứu công nhận nước Xích Quỷ, Văn Lang có thật

BV THÁNH GIÓNG 2


1- Tàu rất sợ ta đòi lại đất xưa mà chúng cướp chiếm của Việt Nam

 

Chúng ta từng biết có truyện kể về hai vua Quang Trung và Gia Long liên quan đến đất xưa của nước ta bị người Tàu xâm chiếm.

 

- Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung đã đòi triều đình nhà Thanh trả lại cho Việt Nam vùng lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây).

 

- Khi Gia Long “xin” nhà Thanh quốc hiệu là Nam Việt, vua nhà Thanh có lẽ sợ nước ta đòi đất xưa nên chỉ cho quốc hiệu là “Việt Nam", né "Nam Việt” (vì Nam Việt là quốc hiệu thời Triệu Đà).

 

Từ hai sự kiện vừa kể, ngày nay tổng hợp công trình nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, di truyền, ngữ hệ v.v… đã rõ có quốc gia Xích Quỷ và Văn Lang thời Kinh Dương vương (Xích Quỷ) và Hùng Vương (Văn Lang), đòi “lấy lại” của vua Quang Trung là đúng. Vì, bị Tàu cướp nay ta đòi họ trả lại.

 

Về sự kiện liên quan đến vua Gia Long, vua nhà Thanh sợ tên nước ta là Nam Việt là sợ nước ta đòi lại những phần đất bị Tàu cướp chiếm.

 

Vào năm 214 TCN (cách nhà Chu - 1100-256 TCN-  hơn 1000 năm), Tần Thủy Hoàng đưa nửa triệu quân bắt đầu mở cuộc xăm lăng các nước miền Nam (của Tàu), được lịch sử nhìn chung là các nước đồng bằng sông Dương Tử, chiếm Phúc Châu (Phúc Kiến), Quảng Đông, Quế Lâm (Quảng Tây).

 

Năm 196 TCN Hán Cao tổ Lưu Bang sai Lục Giả phong cho Triệu Đà làm Nam Việt vương. Năm 196 Lã Hậu đóng biên giới cô lập Nam Việt. Triệu Đà nổi xung, tuyên bố độc lập, xưng là Nam Việt Vũ đế (ngụ ý ngang hàng với hoàng đế Tàu của nhà Hán). Thời Lã Hậu chinh chiến nhiều năm lính Tàu lớp chết, lớp bỏ trốn nên bãi binh.

 

Khi Hán Vũ đế kế vị, lại sai Lục Giả vỗ về Triệu Đà, Đà ưng.

 

Từ năm 125 TCN về sau, nhà Hán đã lần lượt đánh chiếm, phân chia quận huyện, đổi tên địa phương để đẩy mạnh ác sách đồng hóa tộc Việt. Lịch sử Việt Nam gọi 1000 năm này thời kỳ Bắc thuộc.

 

Tính ra từ nhà Tần sang nhà Hán, toàn bộ vùng đất tộc Việt từ đồng bằng sông Dương Tử tới Quảng Đông, Quàng Tây lọt vào tay Tàu.

 

Vua Quang Trung “đòi” đất nêu bật yếu tố “đòi  lại” đất đã bị Tàu cướp chiếm, điển hình là lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây).

 

Lâu nay dân ta trong nước và nước ngoài, đã biểu tình, tranh đấu đòi Tàu phải trả lại Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng lãnh thổ biên giới Việt Trung. So ra, khác gì mấy với ý nghĩa “đòi lưỡng Quảng” của vị vua anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.

 

Nếu chuyện vua Gia Long “xin” quốc hiệu Nam Việt là có thật, thì vua nhà Thanh một lần nữa vẫn còn sợ nước ta đòi lại đất mà Tàu đã cướp chiếm của ta, toàn bộ vùng đồng bằng sông Dương Tử, tương đương 2/3 lãnh thổ Tàu.

 

Trong tương lai khi Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng và nhiều khu tự trị nhỏ hơn khác khắp nước  Tàu đòi lại đất của họ, chúng ta sẽ thấy được cương vực, lãnh thổ nguyên thủy của nước Tàu sẽ chỉ còn được mô tả bằng chữ “chút xíu”. Trong một bài khác, chúng tôi chứng minh cương vực nhà Chu chỉ bằng 5.000 kí lô mét vuông.

 

2- Truyện Thánh Gióng và “lời bàn” lừng danh đã được dịch sang Anh ngữ


bv thanhgiong 2

Tiếp tục trưng bằng chứng về nguồn gốc dân tộc, kỳ này mời quý bạn bắt đầu bằng truyện Thánh Gióng trích trong sách Cổ Tích Việt Nam do giáo sư, nhà báo Trần Lam Giang kể. (Vui lòng xem PHỤ CHÚ dưới bài này):

 

THÁNH GIÓNG

 

Đời Hùng Vương thứ sáu, nước ta giàu mạnh, tư văn sáng ngời, cuộc đời an lạc thái hòa, nhân sinh vui vẻ tự nhiên mà hợp với luân thường đạo lý. Trong dân gian, cung thạch cầm thanh thoát hòa tiếng sáo ngân trong, âm thanh nhã nhạc không gợn ưu phiền.

Triều đình lúc bấy giờ, vua quan đều lấy dân làm quý trọng bậc nhất. Lúa gạo đất đai chỉ là những thứ vì dân mà được bảo vệ vun trồng, nên xã tắc đứng bậc dưới dân. Vua quan là những người có trách nhiệm và bổn phận quân bình xã tắc, điều hòa hạnh phúc muôn dân. Vậy nên người già cả được kính trọng mà an nhàn tuổi hạc, người trẻ trung có công ăn việc làm với tư hữu sung túc. Trai có vợ, gái có chồng, trẻ thơ được chăm sóc dạy dỗ với tình cảm thương yêu. Người người sống với nhau trong tương quan hòa mục, tin tưởng và nhân ái. Tài sản đại hữu quân phân. Những điều này ghi dấu một thời đại rất mực bình đẳng tự do, rất mực tương thân tương ái.

Tương truyền nền văn minh đại hữu ấy ảnh hưởng qua phương Bắc, người phương Bắc kính phục thốt lên “Nam phương hỏa đức thịnh” (Phương Nam lòng nhân ấm áp). Đến đời Xuân Thu, đức Khổng Tử chép vào Lễ Vận ở sách Lễ Ký, gọi là “Đại Đồng Học Thuyết.”

Đương thời, Ân vương phương Bắc cường bạo hung tàn, ưa dùng vũ lực xâm lấn các nước láng giềng, nghe nước Văn Lang dân hiền đất tốt, bèn dậy ý tham, chuẩn bị binh mã chờ dịp tiến sang đánh cướp. Vua Hùng biết tin, triệu tập quần thần bàn kế bảo quốc an dân. Một vị lão thần đưa ý:

– Thần tưởng không gì bằng cầu tổ Lạc Long, xin giáng hồng ân diệu tứ phá cường địch, giữ san hà.

Nhà vua nghe lời, dựng đàn trai giới, đốt lửa nguyện cầu. Cầu được ba ngày, mưa như nước đổ, sấm sét long trời, nửa ngày thì quang đãng. Thoắt thấy có một cụ già cao lớn dị thường, râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, phương phi phúc hậu, tươi cười mà bước tới đàn tế. Vua Hùng thân ra bái yết. Mời ăn không ăn, mời uống không uống, đăm đăm nhìn vua, ôn tồn lên tiếng:

– Ba năm nữa giặc đến Vũ Ninh. Bây giờ hãy lo rèn binh chỉnh mã, tích trữ lương thực làm kế lâu dài. Còn như đám giặc Ân kia, khi chúng kéo đến, chỉ cần cho sứ đi cầu hiền tài, sẽ có người ra quét sạch.

Nói đoạn, không lời cáo biệt, bước thẳng lên không mà đi như bay về hướng biển, mới biết là tổ Long Quân.

Vua Hùng nuôi dân luyện lính. Ba năm trôi qua, lính ở biên thùy cấp báo về triều rằng giặc Ân đang ầm ầm binh mã kéo sang. Nhà vua điềm tĩnh sai sứ rao truyền trong khắp dân gian, cầu người tài giỏi ra dẹp giặc.

Bấy giờ ở làng Phù Đổng thuộc bộ Vũ Ninh (nay là Bắc Ninh) có vợ chồng phú ông vốn người lương thiện, tuổi trời đã xế, sinh được một trai lên ba mà chưa biết ngồi, chẳng biết nói cười, chỉ ăn rồi nằm. Trong làng lắm người nghi ngờ rằng đó là nghiệp chướng quả báo chi đây? Ông bà phú ông, càng thương con càng tu nhân tích đức, giúp đỡ những kẻ sa cơ lỡ độ, lấy câu “thương người như thể thương thân” làm phương châm xử thế. Nhiều đêm, ông bà chong đèn thao thức, nhìn con yếu ươn mà ứa lệ xót xa: “Thời gian trôi chảy, tuổi tác qua mau, có ai chôn mốc ở đời với con! Một mai hai vợ chồng về nơi nước nhược, tấm thân èo oặt kia sẽ sống ra sao giữa cõi đời!”

Bữa kia sứ giả triều đình qua làng Phù Đổng. Nghe loa cầu tướng ra quân, bà mẹ nựng bỡn con rằng:

– Con mẹ chỉ biết ăn với nằm, bao giờ cậu biết dẹp loạn an dân?

Đứa bé nghe mẹ nói, bất chợt ngồi lên chững chạc, nói năng đàng hoàng, thưa với mẹ:

– Thưa mẹ mời sứ giả vào cho con hỏi chuyện.

Bà mẹ vừa mừng vừa sợ. Con bà biết ngồi biết nói, thật ngoài mơ ước. Nhưng còn việc nghe lời trẻ nhỏ mời sứ giả vào, thật là nguy hiểm, có thể đắc tội với triều đình. Bà đang chần chừ phân vân, chú bé lại năn nỉ thúc giục cho đến khi bà phải chiều ý, ra gặp sứ giả trình bày tự sự đầu đuôi. Sứ giả hiền hòa an ủi bà, rồi vào gặp chú bé, hỏi rằng:

– Con là đứa bé lên ba mới biết nói, gọi ta vào có việc chi?

Chú bé khiêm cung nói:

– Xin ngài về tâu với triều đình đúc cho tôi một con ngựa sắt cao một trượng rưỡi, một thanh gươm vàng dài một trượng để tôi đi dẹp giặc.

Sứ giả lấy làm lạ, có ý không tin. Chú bé nghiêm trang nhắc nhở:

– Dẹp giặc là việc gấp như chữa lửa, xin ngài chớ có chần chờ.

Sứ giả phi báo về triều. Vua Hùng Vương mừng rỡ phán:

– Lời tổ Long Quân đã ứng nghiệm.

Bá quan lo âu, cử một lão thần lên tâu vua:

– Muôn tâu, việc quốc quân trao vào tay một người e có điều khinh suất.

Nhà vua quả quyết:

– Đó là thiên tướng giúp dân ta, lời tổ Long Quân rất đáng muôn phần tin tưởng, bá quan chớ hoài nghi.

Bèn sai quan quân hỏa tốc lấy sắt tốt giao cho thợ rèn cực giỏi đúc ngựa như lời chú bé làng Phù Đổng. Lại lấy vàng ròng trong kho đúc một thanh gươm dài. Xong xuôi, chuyển đến Kẻ Đổng. Nguyên làng Phù Đổng còn có tên nôm là làng Gióng, nên triều đình đặt tên cho chú bé là Gióng.

Nói về bé Gióng, từ hôm gặp sứ giả, đi đứng ăn nói trở nên bình thường, cười đùa đúng trẻ lên ba. Khi quan quân đưa gươm vàng ngựa sắt đến nơi, cả làng ái ngại, cha mẹ bé Gióng kinh hoàng tưởng như sắp gặp đại họa, nhìn con dò hỏi. Chú bé thưa:

– Xin cha mẹ nói với làng ta đem hết gạo kho thổi cơm cho con ăn để con đi dẹp giặc, đền ơn non nước.

Nói rồi hắt hơi và vươn vai, ba lần như vậy, thân hình trở nên to lớn khổng lồ, cao hơn hai trượng, ăn hết gạo làng trong một bữa. Vì chuyện tích ấy mà trong dân gian ta, cho đến ngày nay, mỗi khi trẻ nhỏ hắt hơi, người lớn thường cầm hai tay con đưa lên khỏi đầu và nói: “Vươn vai dài lớn.”

Người dân Kẻ Đổng gom góp tơ lụa gấm góc may một bộ nhung phục lộng lẫy vĩ đại, vừa vặn cho Gióng. Chú bé bây giờ khổng lồ, mặc nhung phục lạy cha mẹ:

– Gặp cơn quốc nạn, con trẻ không được hầu dưới gối báo đền công đức cù lao. Xin bậc sinh thành nhận cho con lấy trung làm hiếu.

Rồi chú cầm gươm lên ngựa. Lạ lùng ngựa sắt hí vang, cất vó như bay. Giặc Ân đang đóng ở Trâu Sơn. Gióng phi ngựa phóng vào trại giặc, thét lớn lên rằng: “Ta là tướng nhà trời đây.” Ngựa sắt phun lửa, gươm vàng loang loáng những vòng tuyệt diệu, trại giặc tan tành, thây giặc như rạ. Gươm vàng bỗng gẫy, ông tướng nhà trời nhổ tre mà quật giặc. Ân vương bị quật chết ở chân núi Trâu Sơn. Lũ giặc sống sót thảy đều quỳ lạy xin hàng.

Phá xong giặc nước, thiên tướng lên núi Sóc Sơn, cởi bỏ nhung phục, cưỡi ngựa bay lên trời. Đến nay, chân núi Sóc Sơn còn có những cái ao xếp hình bước ngựa. Dân gian truyền nhau rằng đó là dấu chân ngựa của Thánh Gióng ngày xưa.

Vua Hùng Vương ghi nhớ công đức vị nhi đồng cứu nước, phong làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ở làng Phù Đổng, xuân thu tế lễ.

Sau trận Vũ Ninh, triều đại nhà Ân trải hơn sáu trăm năm, không dám một lần dòm ngó nước ta.

Đến triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tổ lại sắc phong Thánh Gióng làm “Xung Thiên Thần Vương”, tu bổ lại miếu thờ. Miếu này hiện nay vẫn còn ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, bên chùa Kiến Phúc (còn gọi là chùa Kiến Sơ). Vua Lý còn cho tạc tượng Ngài ở núi Vệ Linh để đời đời chiêm ngưỡng.

Trong dân gian, hàng năm cứ đến ngày mồng chín tháng Tư âm lịch, mở hội đốt đuốc ở làng Phù Đổng, mừng ngày Thánh Gióng dẹp tan ngoại xâm.

Cho đến bây giờ, ở các huyện Chế Võ và Gia Lương vẫn còn loại tre đặc biệt, mầu vàng lốm đốm đen, gọi là tre “đằng ngà”. Người dân bảo nhau rằng đó là hậu duệ của những cây tre ngày xưa bị ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa cháy nám. Lại cũng còn một loại tre ở gần núi Việt Sóc, rễ mọc cả lên thân, lên cành. Tương truyền đó là dòng dõi của những cây tre ngày xưa được Thánh Gióng nhổ lên làm lao phóng giặc, ngọn cắm xuống đất, gốc rễ hướng lên trời.

LỜI BÀN:

Ngoài giá trị uy linh lịch sử và chuyên chở thiện hảo đến các tâm hồn Việt Nam, chuyện cổ tích Thánh Gióng còn bao hàm những đặc điểm văn hóa mà người kể có thể nhận thấy:

1- Từ đời Hùng Vương nước ta đã là một quốc gia độc lập, có lãnh thổ với núi sông cương vực phân minh. Điều này tìm thấy ở chuyện tích đánh giặc Ân xâm lăng.

2- Tình nhà nghĩa nước đối với người Việt từ đời Hùng đã là những giá trị lớn lao thiêng liêng. Điều này tìm thấy ở chuyện tích chú bé làng Phù Đổng lấy trung làm hiếu và đạt điều trung hiếu mà được tôn thờ làm Thánh.

3- Nêu cao tinh thần lập công đối với dân nước là một bổn phận thiết yếu phải làm, nên kẻ lập công không đòi phải thưởng công. Điều này tìm thấy ở chuyện tích Thánh Gióng sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lăng, cởi bỏ nhung phục tướng quân mà quy ẩn.

4- Câu chuyện cũng muốn nhắc nhở rằng đạo làm người trong tương quan xã hội của người Việt có điểm dị biệt với người Tầu.

Ở nước ta, Thánh Gióng được chiêm ngưỡng, tôn thờ vì Ngài trung thành với hạnh phúc của đồng bào mà giữ gìn non nước. Ngài đã nêu gương “lấy trung làm hiếu”.

Lạ lùng thay, tương đương với giai đoạn ấy của lịch sử nước ta, ở bên Tầu người ta chiêm ngưỡng nhân vật Ngũ Tử Tư, người đã vì muốn trả thù nhà mà đem quân nước ngoài về đốt phá nước mình, tàn sát dân mình.

5- Khi dân tộc ta lập quốc đã có kỷ cương, lãnh thổ phân minh, người dân đã ý thức tận nơi đáy cùng của tim óc rằng tình nước là cao quý nhất, phản quốc là tội xấu xa nhất, thì bên phương Bắc, Khổng Tử người nước Lỗ, không được vua nước Lỗ trọng dụng đã “bỏ đi lang thang các nước”, kể cả nước đối nghịch với nước Lỗ, để “tìm chúa mà thờ”. Tình nước đối với ông thánh xem ra không phải là thứ tình thiêng liêng trong đạo làm người. Điều này khác xa với người Việt.

Như vậy, kẻ nào nói rằng văn hóa Việt Nam là do phương Bắc đem sang tức là nói điều sai quấy xằng bậy lắm.

 

(Hết phần trích nguyên truyện Thánh Gióng)

Qua 5 lời bàn sau truyện Thánh Gióng, độc giả thấy lời bàn 4 và lời bàn số 5 ngụ ý so sánh văn hóa giữa ta và Tàu.

Tưởng nên biết thêm, trong hầu hết các tác phẩm của mình, giáo sư, nhà báo Trần Lam Giang bỏ công chú thích, thêm lời bàn tỉ mỉ, nhằm làm rõ nghĩa, nhất là với sự thay đổi chữ viết của ta qua nhiều thời đại, giúp lớp hậu bối hiểu trọn những gửi gấm của tổ tiên.

 

Bộ Cổ Tích Việt Nam do giáo sư Trần Lam Giang kể đã được giáo sư Tôn Thất Diên dịch sang tiếng Anh. Đây là sách quý, giúp các em đọc dễ dàng bằng tiếng Anh, song song với tiếng Việt. (BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐỌC TOÀN BỘ NGUYÊN BẢN KÈM VỚI BẢN DỊCH ANH NGỮ CỦA GIÁO SƯ TÔN THẤT DIÊN)

 

3- Thêm nhiều nghiên cứu công nhận nước Xích Quỷ, Văn Lang có thật

Truyện Thánh Gióng được được ghi chung chung là truyền thuyết, có người dám cho đó là chuyện huyễn hoặc và cố ý chê dân ta “mê tín dị đoan” (Chúng tôi sẽ có lúc đề cập và trưng ra không biết bao nhiêu chuyện không thể tưởng tượng mà vẫn được dân các nước phương tây chẳng những tin mà còn chết sống để bảo vệ.)

Trong bài  “Trưng bằng chứng quân Ân Thương đánh Xích Quỷ: Truyện Phù Đổng Thiên Vương có thật”   https://denthanhtran.org/p149a264/trung-bang-chung-quan-an-thuong-danh-xich-quy-truyen-phu-dong-thien-vuong-co-that

Chúng tôi đã dẫn sử liệu và tổng hợp nhiều nguồn để chứng minh sự kiện lịch sử này có thật.

Từng có người (Tàu lẫn Việt) dựa vào yếu tố nhà Ân và nước Việt ta ở quá xa nhau nên khó xảy ra chiến tranh như truyện Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương).

Nhờ những nghiên cứu di truyền, ngữ hệ, khảo cổ liên tục trong thời đại này, đã có đủ chứng liệu về lãnh thổ nước Việt thời Kinh Dương vương và Hùng vương ở đồng bằng sông Dương Tử (Trường Giang).

BV THANH GIONG 4


Xem bản đồ trang web luocsutocviet.com, do Quốc Toản thực hiện, chúng ta sẽ thấy toàn vùng lãnh thổ nước ta ở đồng bằng sông Dương Tử. Từ đây, có thể thấy được việc nhà Ân (Thương) đánh đất Việt “đòi triều cống” là có thật, như các ghi chép trong Kinh Dịch và các ghi chép thời Thương mà trong bài trước https://denthanhtran.org/p149a264/trung-bang-chung-quan-an-thuong-danh-xich-quy-truyen-phu-dong-thien-vuong-co-that chúng tôi đã dẫn.


BV THÁNH GIÓNG 2


Bạn đọc có thể đọc thêm nguồn gốc truyện tích Thánh Gióng,  hãy vào đây: https://luocsutocviet.com/2021/12/23/585-nguon-goc-truyen-tich-thanh-giong/, trong đó có những ghi chép quan trọng mà chúng tôi lược trích sau đây:

… ” Cuộc chiến xâm lược vào đất Việt của nhà Thương cũng xuất hiện dấu tích trong tài liệu khảo cổ, với sự xuất hiện và biến mất nhanh chóng của văn hóa Bàn Long Thành (Panlongcheng, 1500 – 1300 BC) mang đặc trưng văn hóa nhà Thương tại vùng Hồ Bắc, đây vốn là đất của tộc Việt, với văn hóa Thạch Gia Hà của tộc Việt đã xuất hiện tổ chức nhà nước, có tiền thân là văn hóa Khuất Gia Lĩnh cũng trong vùng Hồ Bắc.

"Bản đồ về vùng ảnh hưởng và xuất hiện các đặc trưng văn hóa nhà Thương dựa trên tài liệu khảo cổ cho thấy được sự mở rộng và thu hẹp của văn hóa Thương trong các giai đoạn. Văn hóa khởi nguồn của người Hoa Hạ là Nhị Lý Đầu chỉ nằm trong một địa bàn nhỏ hẹp tại vùng trung lưu Hoàng Hà, sau đó vào đầu thời nhà Thương, của văn hóa Nhị Lý Cương, họ đã mở rộng ra khắp vùng đồng bằng Hoàng Hà và xuống cả vùng Hồ Bắc, nhưng tới thời kỳ An Dương, thì văn hóa Bàn Long Thành biến mất, văn hóa nhà Thương từ đó cũng không còn xuất hiện tại vùng Hồ Bắc. Đối chiếu chi tiết này với truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, thì có thể đã diễn ra một cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thương, và cuộc kháng chiến giành lại lãnh thổ của tộc Việt. Cả chi tiết về khảo cổ và chi tiết trong truyền thuyết Thánh Gióng của người Việt đều cho thấy người Việt đã chiến thắng, giành lại được vùng Hồ Bắc từ nhà Thương, khiến văn hóa Bàn Long Thành hoàn toàn biến mất khỏi vùng đất này." ...

BV THÁNH GIÓNG 3

Trong tác phẩm Nguồn Gốc Người Việt – Người Mường (nhà xuất bản Tri Thức, 2013), trong phần viết về nước Xích Quỷ, từ trang 159 đến trang 165, nhà dân tộc học Tạ Đức kết luận như sau:

“KẾT LUẬN:


1- Nước Xích Quỷ của Kinh Dương vương trong truyền thuyết Việt Nam là một nước có thực trong lịch sử. Thực chất, đó là liên minh của 3 nước Việt Chương ở Giang Tây, Việt Thường ở Hồ Nam. Việt Dương hay Dương Việt ở Hồ Bắc ra đời trong quá trình đấu tranh giành độc lập gắn với sự tan rã của đế chế Thương. Nước Việt Chương có thủ đô ở Ngô Thành là nòng cốt và đã  lãnh đạo quân dân Xích Quỷ đánh bại cuộc xâm lược của quân Ân Thương do vua Thương Vũ Đinh đích thân chỉ huy.

2- Nền tảng vật chất của nước Xích Quỷ là nền tảng văn hóa Đồng Thau Ngô Thành với các di vật tiêu biểu là những bộ não bạt và trống đồng cỡ lớn có vai trò đặc biệt trong tín ngưỡng của người Xích Quỷ.

3- Điều có ý nghĩa nhất là là truyền thuyết Họ Hồng Bàng và đặc biệt là bằng truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, người Việt Nam đã lưu truyền được những hồi âm, hồi quang xa xăm của nước Xích Quỷ đó.”

(Quý độc giả có thể tìm đọc Nguồn Gốc Người Việt – Người Mường của Tạ Đức, nhà xuất bản Tri Thức, 2013) www.nxbtrithuc.com.vn


PHỤ CHÚ:

Nhà văn, nhà giáo Trần Lam Giang kể chuyện cổ tích theo các truyện cổ tích mà ông được nghe kể từ người đi trước. Có không ít bộ cổ tích Việt Nam được người viết ghi chính họ là tác giả. Cũng không thiếu những người ghi lại (mà tự cho mình là tác giả) đã tùy tiện đưa ý riêng (và như để giải nghĩa cho truyện) vào nội dung truyện cổ tích. Ý riêng của người viết bài này: có lẽ dựa vào nội dung của các "tác giả" truyện cổ tích như vừa kể mà gián điệp văn hóa Tàu có cơ hội xuyên tạc văn hóa VN, phủ nhận văn hóa VN, phủ nhận nguồn gốc Việt Nam.

Với chính sách tàn độc của bọn Tàu phù, từ thời nhà Tần cho đến tận ngày nay (2022), ác nhân Tàu phù tìm đủ mọi cách, áp dụng mọi thủ đoạn để tận diệt văn hóa, sử liệu Việt Nam. Chúng ta từng biết Chu Đệ nhà Minh đã lưu lại nhiều dấu tích tay bạo chúa này ra lệnh đốt hủy và tịch thu hết sử, sách của nước ta.

Trước kẻ thù cùng hung cực ác ấy, tổ tiên chúng ta đã dùng cách truyền miệng, qua ca dao, qua truyện cổ, qua những bài hát ru con... Do đó, truyện cổ tích, ca dao tục ngữ, những bài hát ru con v.v... là kho tàng văn hóa Việt Nam.

MỜI ĐỌC THÊM:

Ý NGHĨA QUỐC HIỆU THỜI KHAI SÁNG ĐẤT NƯỚC





 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn