Trịnh Kiểm tuy người võ, nhưng mưu trí hơn người, giúp vua Trang Tôn, đánh nhau với nhà Mạc, lập lên công trạng, được tiến vị phong làm Thái sư, Dực quận công, sau lại thăng làm Lang quận công. Đến đời con là Trịnh Tùng lại sắc sảo lắm, giúp vua Anh Tôn, phá được quân nhà Mạc ở cửa bể Thần Phù, dần dần tiến binh ra thành Thăng Long, bắt được Mạc Mậu Hiệp, đem lại được giang sơn cho nhà Lê, được tiến phong làm Bình an vương...
Bấy giờ có người ở làng Hoắc Sa tỉnh Sơn Tây tên là Trần Nguyên Hãn, đi bán dầu kiếm ăn. Một bữa trời tối, đi qua làng Chèm, mới vào đền Chèm nằm ngủ. Nửa đêm nghe có tiếng ông thần làng khác vào rủ ông Chèm lên chầu trời. Ông Chèm nói có quốc công ngủ trọ không đi được. Đến gà gáy ông thần kia trở về. Ông Chèm hỏi trên trời có việc gì, thì ông kia nói rằng: - Thượng đế thấy nước Nam chưa có chúa, có cho ông Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) làm chúa, mà ông Nguyễn Trãi thì làm bày tôi. Trần Nguyên Hãn nghe rõ câu ấy, chịu khó hỏi dò tìm đến nhà ông Nguyễn Trãi, kể lại chuyện ấy. ...
Khi trước An sinh vương phu nhân, nằm mơ thấy một ông thần tinh vàng tướng ngọc tự xưng là Thanh tiên đồng tử phụng mệnh Ngọc hoàng xuống xin đầu thai, nhân thế có mang. Đến lúc sinh ra vương, có hào quang sáng rực cả nhà và có mùi hương thơm ngào ngạt./ Vương khôi ngô kì vĩ, thông minh sớm lắm, lên 5,6 tuổi, đã biết làm thơ ngũ ngôn, và hay bày chơi đồ bát trận. Khi gần lớn, học rộng các sách, thông hết lục thao, tam lược, có tài kiêm cả văn võ.
Đến năm Thái Ninh thứ tư, vua Thần Tôn nhà Tống sau Thẩm Khởi, Lưu Lộng ra coi Quí Châu, có ý muốn dòm nom nước Nam. Vua Nhân Tôn sai Thường Kiệt đem quân đi cự quân Tống, Thường Kiệt đánh tràn sang nước Tàu, hạ được châu Khâm, châu Liêm, và vây hãm châu Ung, giết hại quân nhà Tống hơn 10 vạn người....
Cuối đời nhà Trần, Hồ Quý Ly cướp ngôi, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh sang đánh, bắt được cả hai bố con Hồ Quý Ly đem về Tàu rồi chiếm giữ lấy nước Nam, làm ra lắm sự tàn ác: Nào là bắt dân khai mỏ vàng, săn voi trắng nào là bắt dân mò hạt trân châu. Lại cấm dân không cho nấu muối riêng. Bắt phải nộp cống hươu trắng, rùa rùa chín đuôi, vượn bạch, trăn to. Lại lắm chính sự tàn ác, thuế má nặng nề, hơn 20 năm, dân sự lấy làm khổ ải, bởi thế trộm giặc chỗ nào cũng nổi lên như ong, dân gian lại càng khốn đốn lắm.
Thái Tổ trông thấy tình hình làm vậy, có chí muốn ra dẹp loạn để yên dân.
Tục truyền đời ông thân sinh ra ngài, nhà nghèo khó, đi làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn, huyện An Phong, phải lòng một người tiểu nữ có mang (1), nhà sư thấy thế đuổi đi chỗ khác. Hai vợ chồng mang nhau đi, đến chỗ rừng Báng, mỏi mệt ngồi nghỉ mát. Chồng khát nước, xuống chỗ giếng giữa rừng uống nước, chẳng may sẩy chân xuống giếng chết đuối. Vợ ngồi chờ lâu không thấy, đến giếng xem thì đất đã đùn lấp giếng rồi, ngồi khóc lóc một hồi, rồi vào ngủ nhờ trong chùa Ứng Tâm gần đấy.
SYDNEY - 21.8.22
THƯA QUÝ VỊ VÀ QUÝ THÂN HỮU,
THẬT ĐAU LÒNG NHẬN ĐƯỢC TIN NGƯỜI BẠN THÂN, ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM, CỦA TÔI VỪA "RA ĐI" - XIN CHÂN THÀNH CHIA BUỒN CÙNG TANG QUYẾN VÀ QUÝ THÂN HỮU.
TÔI XIN KÍNH GỬI BÀI VIẾT THƠ/VĂN CỦA TÔI TRƯỚC ĐÂY VỀ NGHỆ SĨ ĐA TÀI VŨ HỐI, MONG CÙNG CẢM THÔNG CHUNG, VÀ MONG GIÚP PHỔ BIẾN ĐỂ CÙNG NHAU TƯỞNG NHỚ MỘT NGƯỜI BẠN CHÂN TÌNH VỪA KHUẤT BÓNG NHƯNG MÃI CÒN SỐNG TRONG TÂM TƯỞNG CHÚNG TA. ĐA TẠ.
V.Đ.T. (SYDNEY).
Tục truyền ở đỗng Hoa Lư xưa có con rái cá cực to, vợ ông Công Trứ một hôm tắm ở dưới suối, bị con rái cá hiếp, về mới có mang. Khi con rái cá bị người ta bắt được ăn thịt, quẳng xương ra đường cái, thì bà ấy nhặt về mà gác lên gác bếp... Về sau, ông Công Trứ mất rồi, bà ấy mới sinh ra Đinh Tiên Hoàng. Tiên Hoàng lớn lên, thông minh nhanh nhẹn mà tài nghề lội nước. Nhà nghèo phải nương nhờ ở với chú. Bấy giờ có một thầy địa lý Tàu sang nước ta xem đất, đi từ Hưng, Tuyên theo long mạch đến mãi phủ Đại Hoàng, trông xuống dòng sông thấy nước sâu thăm thẳm mà xoáy mạnh lắm, đồ là ở đấy tất có huyệt đế vương. Mới gọi trẻ thuê tiền cho lặn thử xuống chỗ ấy xem làm sao. Tiên Hoàng vốn tài lặn, mới nhận lời lặn xuống, thì sờ thấy có con ngựa bằng đá đứng ở dưới đáy sông, mới lên bờ bảo với người khách, người khách đưa cho nắm cỏ, bảo thử xuống dử vào mồm ngựa xem ra làm sao, ngài cầm nắm cỏ xuống dử thì con ngựa há miệng ra đớp ngay....
... Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm, chẳng thiếu gì người tài đức, người danh tiếng nhưng bởi vì sự tích xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử sách biên sót mà không tường. Chỉ còn người nào ghi vào sử, hoặc chép vào ký tái của các tư gia, thì còn có thể lưu truyền lại được...Vì vậy chúng tôi kê cứu trong chính sử và các tạp ký tìm những truyện các người có danh vọng, có sự tích lạ lùng, chia ra từng môn từng mục, cứ theo thể thức trước sau mà đặt, gọi là “Nam Hải dị nhân liệt truyện”...
Đây là hồi cuối truyện Hưng-Đạo vương của 2 tác giả LÊ VĂN PHÚC và PHAN KẾ BÍNH.
Lần xuất bản thứ nhất của truyện này ghi năm 1914. Như vậy, tới nay đã qua 108 năm. Có thể có bạn lần đầu đọc được tác phẩm này. Người đánh máy và vài người dò chính tả, đã cố gắng giữ đúng nguyên bản. Trước khi đọc hồi kết – hồi thứ mười tám – Adm của denthanhtran.org chuyển lại ý nguyện của ký giả N.H., người đánh máy cuốn truyện này: “Nếu có duyên, đọc sự tích chi tiết từ tác phẩm này, mong bạn cùng con cháu Đức Thánh hoan hỉ góp công đức cùng thực hiện ước nguyện xây ngôi đền Đức Thánh Trần tại Little Saigon. Khi đánh máy từng dòng chữ truyện này, tôi cầu xin Đức Thánh phò hộ cho tất cả chúng ta. Tôi hồi hướng công đức này cho tất cả những con cháu nào ở khắp nơi trên thế giới góp công đức xây Đền Thánh Trần Bolsa.”
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.