ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN - LITTLE SAIGON  - WESTMINSTER - CALIFORNIA
TRẦN HƯNG ĐẠO FOUNDATION (ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON)
9078 BOLSA AVENUE tức ĐẠI LỘ TRẦN HƯNG ĐẠO - WESTMINSTER - CA 92683
ĐIỆN THOẠI: (657) 296-7889 | EMAIL: denthanhtran2022@gmail.com| WEBSITE: https://denthanhtran.org và tranhungdaofoundation.org
MỞ CỬA HÀNG NGÀY TỪ 10 GIỜ SÁNG ĐẾN 4 GIỜ CHIỀU KỂ CẢ CUỐI TUẦN & NGÀY LỄ - CHÀO CỜ THỨ BẢY MỖI ĐẦU THÁNG LÚC 10AM

TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - NGUYỄN DƯ

25 Tháng Mười Một 20236:33 CH(Xem: 4103)
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
NGUYỄN DƯ - Dịch giả: TRÚC KHÊ NGÔ VĂN TRIỆN


TRUYỀN KỲ MẠN LỤC COVER

Nhiều học giả tên tuổi như Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, Bùi Kỷ đánh giá cao Truyền Kỳ Mạn Lục và nhiều người dịch ra chữ quốc ngữ. Bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện được công nhận đặc sắc nhất.


Truyền Kỳ Mạn Lục gồm 20 truyện, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật.

Hầu hết các truyện đều xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ, và từ Nghệ An trở ra Bắc... Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục

Nguyễn Dư (chữ Hán: 阮餘, ?-?), thường được gọi là Nguyễn Dữ (阮與), là một danh sĩ thời Lê sơ, thời nhà Mạc và là tác giả sách Truyền Kỳ Mạn Lục, một tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng tại Việt Nam.

Nguyễn Dư (bị đọc lầm là “Dữ”) là người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hải Dương. Ông là con trai cả của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Chưa rõ Nguyễn Dư sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16.

Lúc nhỏ Nguyễn Dư chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừngThanh Hoa. Từ đó trải mấy năm dư, chân không bước đến thị thành. Rồi mất tại Thanh Hoa.

Phần thân thế Nguyễn Dư và thời điểm sáng tác Truyền Kỳ Mạn Lục, ở mỗi sách vẫn còn một vài điểm dị biệt.

Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền Kỳ Mạn Lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.

Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".

Theo bản Tân Biên Truyền Kỳ Mạn Lục Tăng Bổ Giải Âm Tập Chú in năm 1763, thì tên tác giả là Nguyễn Dư. Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu (bản in lần thứ nhất, 1944, trang 290), của Dương Quảng Hàm, đầu sách in là Nguyễn Dữ, song ở cuối sách, tác giả có đính chính lại là Nguyễn Dư.  Theo Nguyễn Cẩm Xuyên tên tác giả Truyền Kỳ Mạn Lục là Nguyễn Dư (阮 璵). Chữ 璵 thuộc bộ Ngọc vốn có nghĩa rất đẹp, là tên một loại ngọc quý; Từ nguyên tự điển đã chú cách đọc chữ này như sau: 璵 以 諸 切; 魚 韻 (DƯ: dĩ chư thiết, ngư vận). Vậy chữ này đọc là "Dư" chứ không đọc là "Dữ".

Qua sách Truyền Kỳ Mạn Lục, có thể biết phần nào về tác giả. Bởi trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dư. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... 

MỜI ĐỌC:
CÂU CHUYỆN Ở ĐỀN HẠNG VƯƠNG




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn