ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN - LITTLE SAIGON  - WESTMINSTER - CALIFORNIA
TRẦN HƯNG ĐẠO FOUNDATION (ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON)
9078 BOLSA AVENUE tức ĐẠI LỘ TRẦN HƯNG ĐẠO - WESTMINSTER - CA 92683
ĐIỆN THOẠI: (657) 296-7889 | EMAIL: denthanhtran2022@gmail.com| WEBSITE: https://denthanhtran.org và tranhungdaofoundation.org
MỞ CỬA HÀNG NGÀY TỪ 10 GIỜ SÁNG ĐẾN 4 GIỜ CHIỀU KỂ CẢ CUỐI TUẦN & NGÀY LỄ - CHÀO CỜ THỨ BẢY MỖI ĐẦU THÁNG LÚC 10AM

CÔNG TRÌNH TRÙNG TU ĐỀN NGỌC SƠN TỪ VŨ TÔNG PHAN TỚI NGUYỄN VĂN SIÊU

01 Tháng Giêng 202211:31 CH(Xem: 2107)
bv nguyenvansieu 5

CÔNG TRÌNH TRÙNG TU ĐỀN NGỌC SƠN
TỪ VŨ TÔNG PHAN TỚI NGUYỄN VĂN SIÊU


Tài liệu xưa nay đều viết: Năm Tự Đức thứ 18 (1865) Phương đình Nguуễn Văn Siêu đứng ra ᴠận động doanh nhân Hà nội đóng góp để хâу lại đền Ngọc Sơn, đình Trấn Ba, cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên… Trong bài này, denthanhtran.org tổng lược những nét chính công trình tu sửa này, cho đến ngày nay - sau 157 năm -  vẫn còn tồn tại, và vang danh thắng cảnh hàng đầu của thủ đô Hà nội, Việt Nam.


Trước hết, giới thiệu tiểu sử của danh nho Nguyễn Văn Siêu.


bv nguyenvansieu 4
Nguyễn Văn Siêu là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam vào thế kỷ 19. 


Ông sinh năm Kỷ Mùi (1799) ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Đại Kim quận Hoàng Mai, Hà Nội)


Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, lớn lên, ông theo học với Tiến sĩ Phạm Quý Thích, và kết bạn văn chương với Cao Bá Quát, mặc dù nhà thơ này kém ông 10 tuổi. Năm 26 tuổi, ông thi Hương đỗ Á nguyên (cử nhân thứ hai), nhưng hơn 10 năm sau mới đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất (1838) dưới triều vua Minh Mạng… Cùng đỗ khoa này với ông có Phạm Văn Nghị, Nguyễn Cửu Trường, Doãn Khuê, Đinh Nhật Thận...


Ngay năm đó (1838), ông được bổ làm Hàn lâm viện Kiểm thảo. Năm 1839, ông làm Chủ sự ở bộ Lễ. Năm 1840, thăng ông làm Viên ngoại lang. Cuối năm này vua Minh Mệnh mất, Thiệu Trị lên thay. Biết tài Nguyễn Văn Siêu, nên vừa lên ngôi, vua Thiệu Trị chuyển ông làm Thừa chỉ trong Nội các. Ít lâu sau, cho ông kiêm giữ cả chức Thị giảng, phụ trách việc giảng sách cho các Hoàng tử, trong số ấy có Nguyễn Phúc Hồng Bảo, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (tức vua Tự Đức).


Tháng 8 (âm lịch) năm 1841, ông được cử làm Phân khảo tại trường Hương Thừa Thiên. Sau khi việc chữa bài của Cao Bá Quát bị phát giác, Nguyễn Văn Siêu phải tội trượng, đồ. Sau vua xét lại, ông chỉ bị cách chức.


Năm 1847, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm lên ngôi (tức vua Tự Đức). Hai năm sau (1849), Nguyễn Văn Siêu được cử làm Phó sứ trong đoàn đi sứ sang Yên Kinh (tức Bắc Kinh, Tàu). Khi đi vua Tự Đức có dặn: "Khanh học vấn uyên bác, chuyến này đi sang sứ, xem xét núi sông, phong tục, ghi chép kỹ, khi về tiến lãm"; nên lúc về (1850), ông dâng lên quyển "Vạn lý tập dịch trình tấu thảo".


Về nước (1850), ông được thăng làm Học sĩ ở viện Tập hiền. Năm 1851, ông ra làm Án sát Hà Tĩnh, rồi Án sát Hưng Yên.


Lúc bấy giờ có lời bàn về việc hủy đê, ông điều trần lên cho là bất tiện, có khảo cứ rõ ràng. Sau vì ông mắc bệnh, phải chuyển đổi, rồi cáo bệnh về làng. Ít lâu sau, ông lại được phục chức Hàn lậm viện Thị độc, nhưng viện lẽ đến tuổi xin về hưu hẳn (1854).


Từ đó cho tới khi qua đời (1872, thọ 73 tuổi), non 20 năm Nguyễn Văn Siêu ở Hà Nội, vui với việc dạy học, soạn sách. Điều đáng kể nữa, đó là việc lập nhà thờ họ ở làng Kim Lũ; và việc ông đã đứng ra tu sửa đền Ngọc Sơn, bắc cầu Thê Húc, xây Tháp Bút và Đài Nghiên...ở tại Hồ Gươm (Hà Nội) vào năm 1865.


Các tác phẩm của Nguyễn Văn Siêu đều bằng chữ Hán, và đã được khắc in.


Về sáng tác, có:

  • Phương Đình văn loại (Văn Phương Đình phân loại)
  • Phương Đình thi loại (Thơ Phương Đình phân loại)
  • Phương Đình thi văn tập (Tập thơ văn Phương Đình)
  • Phương Đình tùy bút lục (Sao lục tùy bút của Phương Đình)
  • Phương Đình dư địa chí (Ghi chép địa dư của Phương Đình)


Ngoài ra, ông còn nghiên cứu, chú giải các sách cổ để dạy học, gồm:

  • Chư kinh khảo ước (Lược khảo các kinh)
  • Chư sử khảo thích (Khảo và chú các bộ sử)
  • Tứ thư bị giảng (Giảng giải đầy đủ về tứ thư)...


Nói về Nguyễn Văn Siêu, sử nhà Nguyễn là Đại Nam chính biên liệt truyện có đoạn viết: “Nguyễn Văn Siêu ở Hàn Các đã lâu, nên cáo văn điển sách của triều đình phần nhiều (do) ông soạn thảo cả, về thế văn học (của ông) được vua biết đến. Đương thời đều tôn trọng ông. Tới tuổi già rút lui, (ông) thích bảo ban kẻ hậu học, mà giảng sách biện biệt ngay thẳng chỗ giống chỗ khác lấy nghĩa lý làm chủ...”


Về sự nghiệp văn chương, đương thời ông và Cao Bá Quát được coi là hai danh sĩ tiêu biểu lúc bấy giờ (Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán). Ngoài các tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc, có nhiều phát hiện đáng quý, Nguyễn Văn Siêu còn là một người có tài thơ.


Tóm lại, Nguyễn Văn Siêu là một trí thức trong sạch, đạo đức cao đẹp, học thức uyên bác, một nhà giáo gương mẫu, một nhà nghiên cứu nghiêm túc, một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, đáng trọng.


Tên ông được đặt làm tên đường và trường học ở nhiều nơi.



CÔNG TRÌNH TU SỬA ĐỀN NGỌC SƠN

Nhà từ thiện Tín Trai đã cho xây chùa Ngọc Sơn. Bài ký "Đền Ngọc Sơn đế quân" được soạn năm 1843 vào lúc nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn có viết: "...Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...". Ít năm sau, ông Tín Trai lại nhường cho hội Hướng Thiện đổi thành đền Tam Thánh. Hội Hướng Thiện thời hội trưởng Vũ Tông Phan, đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn.

Theo bài ký "Sửa lại miếu Văn Xương", thì "...Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật..."

BV NVS CHANDUNG VTPHAN
Tiến sĩ Vũ Tông Phan



Từ khi đất nước đổi ngôi, nhà Nguyễn xây dựng đế đô tại Huế.  Do vua Gia Long chủ trương hạ thấp văn hóa Thăng Long, độc tôn văn hóa Huế, Tiến sĩ Vũ Tông Phan cùng các bạn cùng chí hướng quy tụ sĩ phu khởi xướng công cuộc chấn hưng văn hóa Thăng Long. Và, đền Ngọc Sơn được chọn làm nơi để các sĩ phu tập họp, lui tới.

Công cuộc tu sửa đền Ngọc Sơn thời hội trưởng Hướng Thiện Vũ Tông Phan chưa hoàn tất thì ông qua đời. Bạn thân của ông, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu thay ông làm hội trưởng hội Hướng Thiện và tiếp tục việc trùng tu đền Ngọc Sơn quy mô thêm. Công trình tu sửa đền Ngọc Sơn của 2 ông Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu còn tồn tại cho đến ngày nay (2022).

Nguyễn Văn Siêu Năm đứng ra ᴠận động doanh nhân хâу lại đền Ngọc Sơn, đình Trấn Ba, cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên… vào năm Tự Đức thứ mười tám (1865).

 

Kiến trúc hiện nay của đền Ngọc Sơn về cơ bản vẫn giữ được quy mô, kiểu dáng từ thời Nguyễn Văn Siêu tu sửa. Từ ngoài vào, các công trình kiến trúc gồm: Nghi Môn ngoại, Tháp Bút, Nghi Môn nội, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, cổng Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba, nhà Tiền Tế, Trung đường, Hậu cung, Tả hữu vu, nhà Kính thư, nhà Hậu (phòng Rùa).

Nổi bật của công trình sư Nguyễn Văn Siêu gắn liền đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên.


bv nguyenvansieu 3

bv ngocson db 3
Cầu Thê Húc về đêm



-
Cầu Thê Húc: cây cầu với cái tên mang ý nghĩa "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm" hay "Ngưng tụ hào quang". Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Cầu đã trải qua hai lần tái thiết kể từ khi hoàn tất. Lần thứ nhất là vào năm 1897 triều Thành Thái. Lần thứ nhì là vào năm 1952 dưới thời thị trưởng Thẩm Hoàng Tín (2/1950 đến 8/1952) sau khi một nhịp cầu gãy vào đêm Giao thừa năm Nhâm Thìn 1952 vì khách đi lễ đền Ngọc Sơn quá đông.  Cầu Thê Húc hiện nay được xây dựng bởi cụ Trương Văn Đa (tức Phạm Ngọc Lan), một nhà nho, đồng thời là một kiến trúc sư dưới thời Pháp thuộc.

Trong lịch sử tồn tại của mình, cầu Thê Húc đã trải qua nhiều câu chuyện đáng nhớ. Tương truyền, từ khi có cầu Thê Húc thì sỹ tử thi Hương chen nhau vào đền Ngọc Sơn thắp hương cầu khấn rất đông. Vào mỗi mùa thi, cụ từ trông đền phải cho người ra nhắc nhở thí sinh không chen lấn vì sợ sập cầu.

(MỜI ĐỌC THÊM CHUYỆN CẦU THÊ HÚC BỊ SẬP RỒI DỰNG LẠI)


bv dacnguyetlau 2

- ĐẮC NGUYỆT LÂU: Thú vị nhất là cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt lâu (lầu được trăng) nằm ẩn núp dưới bóng cây đa cổ thụ. Đắc Nguyệt lâu là một gác chuông hai tầng, kiến trúc tựa như Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Theo Doan Minh Hoai @ https://www.facebook.com/photo/?fbid=10152737520095949&set=a.10152729768690949

thì:

Đắc Nguyệt Lâu có hai tầng, tầng hai có hai mái, có hai cửa sổ tròn.

bv dacnguyetlau 1
Trên cửa có tấm biển khắc ba chữ Đắc Nguyệt Lâu, lấy ý theo Thanh Dạ Lục của Du Văn Báo đời Tống: Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt - 近水楼台先得月 Nghĩa là: Lâu đài hồ nước bao quanh, sớm đón được ánh trăng.

Hai bên cửa sổ còn có hai câu đối:
Bất yếm hồ thượng nguyệt
Uyển tại thủy trung ương
Dịch nghĩa:
Ngắm mãi trăng trên hồ
Ngỡ rằng nước quanh ta.

bv dacnguyetlau 2

Ở hai bên cổng Đắc Nguyệt Lâu là đôi câu đối:
Linh hồ nhược thủy tùy duyên độ
Trần cảnh tiên châu hữu lộ thông
Nghĩa là:
Hồ thiêng suối lạ nhờ duyên tới
Tiên giới trần gian có lối thông


bv dacnguyetlau 3
Đắc Nguyệt Lâu trước năm 1884 chưa có hai bức phù điêu Long Mã Hà Đồ và Thần Quy Lạc Thư, chưa có tường hoa dẫn đến Kính Tự Đình.
Khoảng giữa cửa và hai câu đối là hai bức tranh đắp nổi, bên phải là bức Hoành Phi Long Mã Hà Đồ, phía trái là bức Hoành Phi Thần Quy Lạc Thư.

Ở bức Long Mã Hà Đồ có đắp nổi hình con ngựa đầu rồng, trên lưng có đeo bát quái. Đây là truyền thuyết về vua Phục Hi dựa vào các nét vẽ trên lưng con Long Mã lập ra bảng Bát quái toàn đồ, sau này gọi là Hà Đồ.

Bức Thần Quy Lạc Thư đắp nổi hình con rùa mang trên mai một cây kiếm và một hộp sách cũng dựa theo một truyền thuyết về vua Đại Vũ khi đi trị thuỷ ở sông Lạc thì thấy nổi lên một con rùa, trên lưng có những chấm đen đặc biệt. Ông dựa vào các chấm đó mà tạo ra Cửu trù (chín khoảnh). Đời sau gọi là Lạc Thư. Từ Hà Đồ và LạcThư mà hình thành nên bộ Kinh Dịch.

bv thehuc dacnguyetlau
Ở hai bên Long Mã Hà Đồ và Thần Quy Lạc Thư có hai câu đối tả cảnh:
Kiều dẫn trường hồng thê đảo ngạn
Lâu đương minh nguyệt toạ hồ tâm

Nghĩa là:
Cầu dẫn dải cầu vồng đậu vào bờ đảo
Lầu in vầng trăng sáng soi bóng lòng hồ

Mặt sau của Đắc Nguyệt Lâu, trên tầng hai là đôi câu đối:
Thố ô tùy quá vãng
Sơn thủy tự cao thanh

Nghĩa là:
Đêm ngày theo nhau trôi
Núi vốn cao nước vốn trong

Thố Ô ở đây nghĩa là Mặt Trăng và mặt Trời, tượng trưng cho Ngày và Đêm. Hai mặt đối lập (đêm, ngày) chuyển hoá cho cho nhau nằm trong một thể thống nhất là thời gian. Quy luật vũ trụ tồn tại những mặt đối lập, chúng chuyển hoá nhau nhưng cùng nằm trong một thể thống nhất, quy luật ấy là bất biến. Núi vốn là cao, nước vốn là trong, nhưng núi mà Phương Đình Nguyễn Văn Siêu nói ở đây lại để chỉ người chính nhân quân tử, thời gian có trôi đi theo quy luật tự nhiên thì những người chân chính vẫn thanh cao không đổi.

(đang cập nhật thêm chi tiết, vui lòng đón đọc tiếp)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn