ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN - LITTLE SAIGON  - WESTMINSTER - CALIFORNIA
TRẦN HƯNG ĐẠO FOUNDATION (ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON)
9078 BOLSA AVENUE tức ĐẠI LỘ TRẦN HƯNG ĐẠO - WESTMINSTER - CA 92683
ĐIỆN THOẠI: (657) 296-7889 | EMAIL: denthanhtran2022@gmail.com| WEBSITE: https://denthanhtran.org và tranhungdaofoundation.org
MỞ CỬA HÀNG NGÀY TỪ 10 GIỜ SÁNG ĐẾN 4 GIỜ CHIỀU KỂ CẢ CUỐI TUẦN & NGÀY LỄ - CHÀO CỜ THỨ BẢY MỖI ĐẦU THÁNG LÚC 10AM

TỪ NĂM 1929 SÀI GÒN ĐÃ CÓ ĐỀN THÁNH TRẦN

08 Tháng Mười Hai 20214:23 CH(Xem: 2694)
(flickr.com)

GHI CHÚ CỦA Flickr.com: Hình trên là đền thờ Trần Hưng Đạo tại số 36 đường Hiền Vương - Quận 3, chứ không phải lăng Lê Văn Duyệt như chú thích tiếng Anh của tác giả Francois Sully. Caption: Vietnamese praying at Le Van Duyet pagoda on the outskirts of Saigon. Creator: Sully, Francois Place: Saigon, Republic of Vietnam. Date of Original: 1966-01-20




Đền Thánh Trần Sài Gòn
(Lớn nhất ở Miền Nam)


CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC NGUỒN TÀI LIỆU VÀ HÌNH ẢNH TRÊN INTERNET.
ĐẶC BIỆT CÁM ƠN PHẦN HÌNH ẢNH CỦA Flickr.com, manhhai và nguyen thi binh an - trang web: anvietnam.net


Sài Gòn lập Đền Thánh Trần rất sớm: cuối thập niên 20 của thế kỷ trước (1929).
Theo những tài liệu về đền thì đền Đức Thánh Trần trước ở trong chùa Vạn An nằm cạnh Hội quán do cụ Nguyễn Văn Bích xây dựng, về sau cụ Bích hiến khu đất và ngôi đền cho Hội Bắc Việt Tương Tế  (do cụ Nguyễn Duy Ninh làm Chánh hội trưởng từ năm 1952 đến năm 1979 cụ qua đời) và được được xây dựng từ năm 1929 ra tọa lạc địa chỉ số 36 đường Hiền Vương, Sài Gòn (nay là 36 đường Võ Thị Sáu).
BV DEN SG 2 (manhhai)
Một bậc cao niên sống gần đền cho biết: “Hồi đó, phương Nam dân cư còn thưa thớt, đất đai còn hoang vu, những người di dân vào đây mới nảy sinh ý định lập đền thờ Đức Thánh Trần. Họ ra ngoài quê của cụ Trần Hưng Đạo rước sắc phong và tượng vào Nam để thờ phụng với mong ước giáo dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho con cháu mai sau.

Đền Đức Thánh Trần rất thiêng, người dân khắp nơi thường đến đây cúng viếng và cầu khấn khi gặp tai ương, bệnh tật. Từ công đức, từ cái oai linh của những chiến công oanh liệt của vương triều Trần cùng gia tướng và các vương tử  con của Đức Thánh Trần mà  tạo nên một chỗ dựa tinh thần, chỗ dựa tâm linh cho những người Việt xa xứ đi lập nghiệp ở phương Nam”.

Năm 1957, ngôi đền được xây mới và do kiến trúc sư nổi tiếng Nguyễn Mạnh Bảo thiết kế. Hội Bắc Việt Tương Tế khởi công xây dựng vào ngày 28/7/1957, hoàn thành vào ngày 11/7/1958, ngôi đền cũ bị dỡ bỏ tạo thành sân đền rộng rãi.  Đền thờ được tu bổ thêm nhiều lần, nhưng nhìn chung cả vóc dáng lẫn đường nét căn bản của kiến trúc cũ vẫn được giữ nguyên. Ngay đầu sân là bức tượng Trần Hưng Đạo uy nghi bằng xi măng màu vàng đen. Đền được xây theo hình chữ "Đinh" rộng 200m2, có 3 dãy cửa liền nhau trông ra sân.

Trong khuôn viên sân đền chiếm phần lớn diện tích, tỏa bóng mát cây cao. Sân đền lát gạch men màu nâu thường được tổ chức đánh cờ người, võ cổ truyền và ca hát phục vụ những ngày lễ, hội (lễ hội lớn nhất vào 20/8 Âm lịch, ngày giỗ Đức Thánh Trần). Ngay ở đầu sân, là bức tượng Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Trọng Nội đúc trông uy nghi và hài hòa với khung cảnh khu vực đền thờ.

BV DEN SG 3 (anviet.net)
Cổng chính đền thờ nhìn từ bên trong (hình nguyen thi binh an và chú thích của anvietnam.net)
Phía trên ba cửa nổi bật 10 chữ Nho (phiên âm):
Hiển thánh Trần triều Hưng Đạo Đại Vương linh từ.
Dịch sang tiếng Việt:
(Đền thờ của bậc hiển thánh linh thiêng là Hưng Đạo Đại Vương họ Trần)

Mặt trước cửa chính, có đôi câu đối:

Núi Vạn Kiếp không có ngọn nào là không có hơi kiếm bốc hỏa,

Sông Lục Đầu không có cơn sóng nào lại không có tiếng thu ầm vang.

Câu đối này lấy lại, hoặc các cụ nhớ lại câu đối ở Đền Kiếp Bạc, đền thờ tiên khởi ở đất Bắc (khi các cụ tị nạn Việt Cộng vô Nam).
Nguyên văn câu đối Đền Kiếp Bạc của Thám Hoa Vũ Phạm Hàm (người làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, Hà Tây, 1864 - 1906)



萬劫有山皆剑氣
六頭無水不秋聲 
Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí 
Lục Đầu vô thủy bật thu thanh 
(Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng
Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo)


BV DEN SG 4 (anviet.net)

Một cổng phụ (hình nguyen thi binh an và chú thích của anvietnam.net)

BV DEN SG 5 (anviet.net)
Sân đền thờ với tượng Trần Hưng Đạo (hình nguyen thi binh an và chú thích của anvietnam.net)

Hai bên bức hoành phi trong nội điện có đôi câu đối:

Dòng dõi nhà vua, ngựa đá bao phen lo việc nước,
Trần Triều danh tướng, bình vàng xã tắc điện sáng ngời

BV DEN SG 6 (anviet.net)
Một góc điện thờ chính với khu nhà bên trái là nơi đốt vàng mã
(hình nguyen thi binh an và chú thích của anvietnam.net)

BV DEN SG 7 (anviet.net)
Mái cong cong lợp ngói hình vảy cá (hình nguyen thi binh an và chú thích của anvietnam.net)

BV DEN SG 8 (anviet.net)
Đỉnh điện thờ chính với hình ảnh rồng trang trí (hình nguyen thi binh an và chú thích của anvietnam.net)

BV DEN SG 9 (anviet.net)
Điện thờ chính, bên trong là các hoành phi, liễn đối… được thếp vàng lộng lẫy và đẹp mắt, tiếc là không được chụp ảnh nơi tôn nghiêm (hình nguyen thi binh an và chú thích của anvietnam.net)

BV DEN SG 10 (anviet.net)
Dãy nhà có cầu thang đi lên là phòng trưng bày Thời Trần, trên lầu là bàn thờ Phật
(hình nguyen thi binh an và chú thích của anvietnam.net)


BV DEN SG 11 (anviet.net)

BV DEN SG 12 (anviet.net)
Một góc sân đền  (hình nguyen thi binh an và chú thích của anvietnam.net)


(GHI CHÚ CỦA SITE ADMIN, NGƯỜI ĐƯA BÀI VÀ HÌNH ẢNH ƯỚC SAO ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON MAI ĐÂY XÂY THEO MÔ HÌNH NÀY!)


Trong đại sảnh của đền cũng có nhiều đôi câu đối giàu tràng khí. Ở trước bàn hương án có hai con nghê ngồi chầu được tạo hình độc đáo: Mỗi con ngậm một cái xương sườn cá ông cong vút lên, dài gần 3m, tạo thành một hình vòng cung, trông rất uy nghi. Hai bên hương án là hai hàng cờ quạt, tàn lọng, đồ bát bửu, ngựa hồng, ngựa bạch...

Phía trên và dọc theo hai cột ở hai bên hương án cũng có hoành phi, câu đối sơn son thiếp vàng.Trước đây trong nội điện ở phía trong, có tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng, khởi công đúc từ ngày 25/10/1957 và khánh thành vào ngày 1/7/1958. Tượng Trần Hưng Đạo được đúc ở thế ngồi trên long ỷ, tay cầm quyển binh thư, thanh kiếm bạc dựng một bên. Nhưng nay không thấy trưng bày nữa.

Trên nền hoành phi và câu đối là những hoa văn thường thấy ở các đền thờ. Trên các vách cao của đền là hàng loạt những bức phù điêu sơn son thiếp vàng, chạm trổ công phu của nhà điêu khắc Trọng Nội, diễn tả những sự kiện lớn của lịch sử đời Trần như: Hội nghị Diên Hồng, Lời thề sông Hóa, Trận Bạch Đằng 1288.

Đền có ba cổng lớn. Cổng chính giữa chỉ mở vào những ngày rằm, ba mươi âm lịch hằng tháng và những lễ hội lớn trong năm. Hai cổng phụ được mở thường xuyên để đón khách tới viếng thăm hằng ngày. Trên nóc cổng chính là hình "lưỡng long hý nguyệt" và trước cổng nổi bật 4 chữ Nho cỡ lớn (phiên âm): Hưng Đạo Đại Vương. Ở mặt ngoài của hai cột cổng chính, có đôi câu đối viết bằng chữ Nho (tạm dịch): 

Xem sử nhà Trần nhớ mãi những chiến tích oanh liệt tích tụ lại
Vào cửa miếu, thấy ánh sáng linh thiêng tỏa rạng ra.


Mặt trong của cổng, ở trên cao có bốn chữ triện: Trần Triều Hiển Thánh và phía dưới, trên hai cột cổng chính cũng có đôi câu đối viết bằng chữ Hán.

Trong đền thờ gồm chánh điện có ảnh, tượng của Đức Thánh Trần, những bức phù điêu mô tả cảnh chiến đấu chống quân Nguyên. Ngoài ra có những đồ linh khí như: Trống, chiêng bằng đồng, những võ khí thời xưa gồm thương, đao... những bức hoành phi, câu đối bằng chữ Nho nói lên công đức của Đức Thánh Trần. Nơi chánh điện treo hai câu đối lớn:


Vạn lĩnh thị thiên thu chi linh ứng địa, phong lôi trường hưởng kiếm minh thanh,
Đằng giang vi nhị thứ chi chiến thắng trường, tang hải bất di duy thực tích.
Nghĩa là:
Sông núi đất nước đáng là nơi ngàn năm thiêng liêng, sấm sét vang mãi tiếng kiếm khua
Sông Đằng giang hai lần chiến thắng, giang sơn đất nước không dời dấu tích đóng cọc. 


Theo ban quản trị của đền, trước đây ở mé trái của đền có một phòng trưng bày lịch sử nhà Trần, nơi đây như một bảo tàng thu nhỏ ghi nhớ công lao và dấu ấn lịch sử của cuộc kháng chiến ba lần đánh bại quân Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay khu trưng bày này đang được sửa chữa lại.

Phòng trưng bày này trước  đây trưng bày nhiều hiện vật phục chế như cọc gỗ trên sông Bạch Đằng, mô hình cuộc chiến trên sông Bạch Đằng, ghi dấu chiến thuật trận đánh trên sông Bạch Đằng giữa quân nhà Trần và quân Nguyên, lịch sử nhà Trần, ảnh Hưng Đạo Vương trên thuyền chiến, thơ vịnh Trần Hưng Đạo của Cao Bá Quát và Tịnh Lan; đặc biệt là di huấn của Trần Hưng Đạo về tám điều tệ của đạo làm tướng.

GHI CHÚ CỦA TRANG NHÀ denthanhtran.org:

Nếu quý bạn nào đã có hình ảnh chi tiết về Đền Hiền Vương trước 1975 và hiện nay, vui lòng gởi cho chúng tôi để đăng thêm trong bài này, chúng tôi sẽ ghi chú tác giả những bức hình này.

Vui lòng chú thích hình chi tiết, tỉ mỉ càng tốt. Những khu vực có câu đối, hoành phi… vui lòng ghi thêm câu đối, hoành phi khắc hay treo ở phòng nào, chỗ nào ở Đền. Nếu biết được, hoặc nhờ ban quản trị Đền, nguyên văn phiên âm từ chữ Nho sang tiếng Việt và nếu có luôn phần dịch ra tiếng Việt thì càng tốt. Ví dụ như 2 câu đối chính của Đền Kiếp Bạc mà Đền Sài Gòn cũng khắc, đầy đủ nguyên văn chữ Nho, phiên âm và dịch:

萬劫有山皆剑氣
六頭無水不秋聲 
Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí 
Lục Đầu vô thủy bật thu thanh 
(Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng
Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo)

 

MỜI XEM VIDEO:

https://www.youtube.com/watch?v=vBdHeS8ldt8

do: http://bit.ly/osaigon thực hiện và chiếu trên youtube.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn