

LÝ ÔNG TRỌNG
Về cuối thời vua Hùng Vương, ở làng Thụy Hương (tục gọi là làng Chèm), huyện Từ Liêm, có một người họ Lý tên Thân, hiệu là Ông Trọng, cao 2 trượng 6 thước, khỏe mạnh tuyệt trần. Thuở còn hàn vi, nhân có sự giết người, đáng phải tội chết. Vua thấy người cao lớn lực lưỡng, không nỡ giết. Đến đời vua An Dương Vương, vua Thủy Hoàng nhà Tần đem binh sang xâm nước Nam. An Dương Vương xin hàng, rồi đem Lý Ông Trọng sang cống bên Tàu. Thủy Hoàng được Ông Trọng mừng lắm coi như của rất quí trong đời, dùng ngay làm Tư vệ hiệu úy.
Đến khi Thủy Hoàng đem binh đi đánh dẹp thiên hạ, thì sai Ông Trọng trấn thủ đất Lâm Thao, để phòng quân rợ vào quấy nhiễu. Ông Trọng hùng dũng, tiếng lừng lẫy một vùng, rợ Hung Nô không dám bén mảng đến cửa ải. Thủy Hoàng mới phong thêm cho Ông Trọng làm Phụ tín hầu.
Về sau, Ông Trọng cáo lão về nước nhà hưu dưỡng. Không được bao lâu, rợ Hung Nô thấy vắng Ông Trọng lại vào quấy nhiễu các sứ biên thùy, Thủy Hoàng nhớ đến Ông Trọng, sai người sang vời, thì bấy giờ người đã mất rồi.
Sứ giả về tâu lại, Thủy Hoàng phàn nàn thương tiếc vô cùng, mới đúc tượng Ông Trọng bằng đồng, đặt ở ngoài cửa Tư Mã cung Hàm Dương. Trong bụng để rỗng, có máy vặn cho chân tay động đậy được. Thường khi sai vài chục người chui vào trong tượng đồng vặn máy cho rung động, người rợ Hung Nô qua lại, tưởng là Ông Trọng còn sống, không dám vào quấy nhiễu nữa.
Đến đời nhà Đường, Triệu Xương sang làm Đô hộ nằm mơ thấy một người to tát cao lớn, đến chơi bàn giảng nghĩa sách Xuân Thu, Tả truyện. Hỏi tên họ thì nói là Lý Ông Trọng ở làng Thụy Hương. Triệu Xương tỉnh dậy ngày mai hỏi thăm đến chơi tận làng ấy, tra hỏi sự tích, rồi lập miếu ngay tại khu nhà cũ ông ấy để thờ. Khi sau Cao Biền sang đánh nước Nam Chiếu, Ông Trọng hiển linh giúp Cao Biền phá giặc thành công. Cao Biền mới sai sửa sang lại đình đài, tạc gỗ tô tượng, gọi là đền “Lý hiệu úy”.
Từ bấy giờ trở đi, thường linh ứng lắm, dân xã có việc gì cầu đảo đến cũng nghiệm. Lịch triều cũng phong tặng làm Linh ứng thượng đẳng thần. Vì ở làng Chèm cho nên tục gọi là Thánh Chèm.


MỜI ĐỌC TIẾP KỲ 36: TÔ LỊCH GIANG THẦN
CÁC BÀI KHÁC:
TRẦN TRIỀU HIỂN THÁNH CHÍNH KINH VĂN
2 LOẠT BẢN ĐỒ NỔI TIẾNG THẾ GIỚI VẼ LẠI DÃ TÂM CỦA TÀU PHÙ BÀNH TRƯỚNG LÃNH THỔBÁ CÁO BẢN ĐỒ “TRƯỜNG CHINH CƯỚP CHIẾM” CỦA CHINA
TẠI SAO “NAM QUỐC” MÀ KHÔNG LÀ “VIỆT QUỐC” TRONG BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ’?
VUA NGHIÊU, SỨ VIỆT, RÙA THẦN: THÔNG ĐIỆP VƯỢT VẠN DẶM CỦA TIỀN NHÂN VIỆT
TÌM LẠI SỰ THẬT VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA THỜI HAI BÀ TRƯNG
TÀU MIỆT THỊ VIỆT LÀ NAM MAN - TÀI LIỆU MỸ NÓI NGƯỢC LẠI
NƯỚC XÍCH QUỶ - VĂN LANG CÓ THẬT
Ý NGHĨA QUỐC HIỆU THỜI KHAI SÁNG ĐẤT NƯỚC
TRƯNG BẰNG CHỨNG QUÂN ÂN THƯƠNG ĐÁNH XÍCH QUỶ: TRUYỆN PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG CÓ THẬT
TÊN VIỆT LÀ DO TỔ TIÊN CHÚNG TA ĐẶT RA – DỨT KHOÁT KHÔNG PHẢI DO BỞI NGƯỜI TÀU
ĐÓN XUÂN: TÌM HIỂU CỘI NGUỒN DÂN TỘC VIỆT: VIỆT LÀ VIỆT
ĐỌC SÁCH NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ "VIỆT NAM: SUỐI NGUỒN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG"