ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN - LITTLE SAIGON  - WESTMINSTER - CALIFORNIA
TRẦN HƯNG ĐẠO FOUNDATION (ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON)
9078 BOLSA AVENUE tức ĐẠI LỘ TRẦN HƯNG ĐẠO - WESTMINSTER - CA 92683
ĐIỆN THOẠI: (657) 296-7889 | EMAIL: denthanhtran2022@gmail.com| WEBSITE: https://denthanhtran.org và tranhungdaofoundation.org
MỞ CỬA HÀNG NGÀY TỪ 10 GIỜ SÁNG ĐẾN 4 GIỜ CHIỀU KỂ CẢ CUỐI TUẦN & NGÀY LỄ - CHÀO CỜ THỨ BẢY MỖI ĐẦU THÁNG LÚC 10AM

TỪ CHUYỆN VUA KARAOKE NHỰT BỔN ĐƯỢC CỨU ĐẾN TỤC BÁN KHOÁN CON CHO ĐỨC THÁNH TRẦN

15 Tháng Giêng 20229:44 SA(Xem: 2811)

TỪ CHUYỆN VUA KARAOKE NHỰT BỔN ĐƯỢC CỨU
ĐẾN TỤC BÁN KHOÁN CON CHO ĐỨC THÁNH TRẦN

 

NGỌC HÀ

 

Trang denthanhtran.org cảm ơn: 1- Ký giả NGỌC HÀ (viết dành riêng cho denthanhtran.org), 2- một số hình ảnh của báo Kiến Thức VN và 1 số hình ảnh trên Internet trong các hình ảnh kèm theo bài, ngoại trừ những ảnh chụp từ “Sổ Lưu Niệm” của Đền Thánh Trần Little Saigon.

 

Bài chia làm 5 phần:

1- CHUYỆN ÔNG VUA KARAOKE NGƯỜI NHỰT BỔN ĐƯỢC CỨU

2- TỤC BÁN  KHOÁN CON KHÓ NUÔI CHO ĐỨC THÁNH TRẦN TẠI VIỆT NAM

3- NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT: NHỮNG NHÂN CHỨNG TỚI ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON KỂ CHUYỆN CỦA CHÍNH HỌ

4- VUA TỰ ĐỨC ĐẾN ĐỀN THÁNH TRẦN KIẾP BẠC CẦU SINH CON

5- ƯỚC NGUYỆN NHỎ CỦA NHỮNG PHỤ NỮ THIỆN NGUYỆN TẠI ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON

 


1- CÂU CHUYỆN ÔNG VUA KARAOKE GỐC NHỰT BỔN ĐƯỢC CỨU NHỜ VỊ SƯ CẦU KHẨN VÀ ĐỔI HỌ (GIỐNG LỆ BÁN KHOÁN CON CHO ĐỨC THÁNH TRẦN VIỆT NAM):

Daisuke Inoue là một doanh nhân Nhật Bản nổi tiếng với việc phát minh ra máy karaoke. Inoue, vốn một nhạc sĩ khi còn trẻ làm việc trong việc hỗ trợ các doanh nhân muốn hát trong các quán bar, đã phát minh ra máy này như một phương tiện cho phép họ hát mà không cần sao lưu trực tiếp.

Ông Daisuke Inoue sinh năm 1940 ở thành phố Osaka. Lúc 3 tuổi, Daisuke Inoue rơi từ tầng 2 xuống đất, bất tỉnh trong 2 tuần. Các bác sĩ nói với cha mẹ ông rằng ngay cả khi sống sót thì ông chắc hẳn bị tổn thương não. Một nhà sư đã được mời đến để cầu nguyện cho ông lúc đang hôn mê. Ông được đổi tên từ Yusuke thành Daisuke, trong tên mang các nghĩa “giúp đỡ”, “to lớn”. May mắn, ông đã vượt qua đại nạn và sống sót, không bị ảnh hưởng lâu dài.


Nguyên văn chuyện đời thơ ấu của danh nhân Daisuke Inouse được ký giả Julian Ryall của tờ South China Morning Post (Bưu Điện Hoa Nam) viết đăng ngày 8 tháng 8 năm 2020 như sau: (Bấm vào đây để đọc nguyên bản DẪN)


Inoue was born in the summer of 1940 in Juso, part of the sprawl that is Osaka. His father owned a small pool hall and, at the age of three, Inoue fell from the second storey of the building and was unconscious for two weeks. Doctors told his parents that, even if he lived, Inoue would almost certainly have brain damage.


“A Buddhist priest was summoned to bless the comatose child and, as part of the ceremony, changed his first name, Yusuke, to Daisuke, with the two characters he chose meaning “big” and “help”. Against the odds, Inoue survived and had no lasting effects from his brush with death.” DẪN



Năm 1999, tạp chí Time đã vinh danh ông Inoue trong số 20 người Châu Á hàng đầu của thế kỷ 20 – một giải thưởng đặt ông cùng với Thánh Mahatma Gandhi. Ông Inoue thừa nhận mình bị choáng ngợp trước vinh dự trên.

Năm năm sau, 2004, trường đại học Harvard University trao giải “Ig Nobel” cho ông vì sáng tạo máy karaoke đã giúp cho tất cả mọi người một cách hành xử mới để dễ chịu hơn với nhau.



Khi đứng trên sân khấu nhận giải, ông chợt quên những lời đáp từ mà ông muốn dẫn bằng lời một bài hát, đến đó, ông lấy ra trong túi một máy ghi âm nhỏ nghe, rồi nhớ lại những gì mình cần nói.

“Tôi mong muốn chỉ cho thế giới hát, trong một sự hài hòa tuyệt mỹ,” ông phát nhạc đệm trên microphone mời mọi người cùng hát.

Và đó là lần đầu tiên khán giả đứng lên vỗ tay lâu nhất để mừng một khôi nguyên giải “Ig Nobel award.”

Karaoke ghép lại từ hai chữ “Kara” nghĩa là không và “Oke” nghĩa là ban nhạc.

2- TỤC BÁN KHOÁN CON TRẺ KHÓ NUÔI VÀO CHÙA HAY ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN Ở VIỆT NAM


BV TUC BAN KHOAN 10
Câu chuyện của ông vua Karaoke tên Daisuke Inoue tương tự như chuyện những đứa bé khó nuôi ở Việt Nam và tục bán khoán con trẻ vào Chùa hay Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Việc cha mẹ vua karaoke Daisuke Inoue rước một nhà sư đến khấn cầu, đổi tên cho cậu lúc còn bé, tương tự như việc bán khoán con trẻ vào đền Thánh Trần Hưng Đạo, xin làm con Đức Thánh Trần và đổi họ của đứa bé ra họ Trần của Đức Thánh.

 
BV TUC BAN KHOAN 9

“Bán khoán con lên chùa là một tín ngưỡng dân gian. Đây là một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch) nên phải bán khoán con cho nhà chùa mới giải tai được.

“Đa số người ở miền Bắc, cha mẹ thường đem đứa nhỏ đến đền Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương) nơi thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (nay thường những nơi có phối tự thờ Đức Thánh Trần). Sắm một mâm xôi con gà, vàng nhang hoa quả cùng một tờ sớ xin bán khoán con cho Đức Thánh Trần bảo bọc nuôi dưỡng trong một số năm.

“Cúng bán con xong, ngay tại đền họ đổi ngay họ tên cho con mình, thí dụ tên trong giấy khai sinh là Phạm Văn X. thì sau này phải gọi là Trần Quốc Y. (Trần Quốc là họ của nhà Trần), có người còn đổi cả ngày tháng hay năm sinh theo ngày bán con cho Thánh.

Khi trở về nhà hay ngay tại đền, cha mẹ ruột liền bỏ con trước cửa, sẽ có người được hai bên bàn bạc từ trước (thường là người hợp vía, hợp tuổi với đứa trẻ), thấy cha mẹ đứa trẻ đã bỏ đi xa mới ra bế về nhà nuôi dưỡng.

BV TUC BAN KHOAN 8

Có gia đình chỉ nhờ nuôi trong một vài ngày lấy huông rồi đến xin lại, có người nhờ nuôi một số năm đã xin với Đức Thánh Trần. Sau này đứa trẻ có đến ba cha hai mẹ, ba cha là cha ruột, cha nuôi và cha đỡ đầu Đức Thánh Trần, hai mẹ là mẹ ruột cùng mẹ nuôi.

Trong tục bán khoán cho Đức Thánh Trần, cả hai gia đình đều không dám đánh đòn hay răn dạy đứa trẻ, vì đánh đứa trẻ như đánh con của Thánh, đứa trẻ còn được nuông chiều, ăn mặc sung sướng hơn cả cha mẹ đôi bên. Nhiều gia đình còn lo xa, nếu đứa trẻ là con trai, họ xỏ một bên lỗ tai trái cho đeo bông giả gái, như cho ma quỷ không nhận ra đứa trẻ để bắt đi.

Đến thời hạn bán khoán đã hết, gia đình đứa trẻ lại mang mâm xôi con gà, rượu trà hoa quả vàng nhang và tờ sớ đến đền, khấn xin được đưa con về nhà cha mẹ đẻ nuôi dạy. Lúc này đứa trẻ mới được gọi bằng tên thật, và gia đình dạy dỗ chúng như bao đứa trẻ khác.

Những đứa trẻ được khoán thêm lý lịch của thần linh


Không chỉ những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm thì quan niệm dân gian mới cho rằng, khó nuôi và phải bán khoán. Với nhiều gia đình sinh con muộn mằn, con “cầu tự” cũng có tâm lý sợ khó nuôi nên đã làm lễ bán con vào cửa chùa làm con Thánh, con Phật để nương nhờ và được hộ mệnh. Nếu bán vào cửa Thánh, chẳng hạn, đền thờ Đức Thánh Trần thì đổi họ Trần, nếu bán vào cửa chùa thì gọi là Mầu.

Chị Nguyễn Thanh Hà (Đội cấn, Hà Nội) từng chia sẻ trên tờ Đời sống pháp luật rằng: “Vợ chồng tôi lấy nhau được 4 năm nhưng không có tin vui. Hễ có ai mách, chữa con hiếm muộn ở đâu là vợ chồng tôi lại tìm đến nhưng kết quả vẫn chỉ là hy vọng. Cho đến khi một “thầy” ở Hưng Yên khuyên tôi, bên cạnh việc chạy chữa nên đi cầu tự ở lầu cô (nếu muốn cầu con gái), lầu cậu (nếu muốn cầu con trai) trong động Hương Tích, chùa Hương thì sẽ được toại nguyện”.

Chị Hà kể lại: “Theo lời thầy, để làm lễ cầu tự, tôi đã sắm lễ vật gồm 5 loại quả (mỗi loại 1 trái); 7 thứ bánh, đồ chơi mà trẻ em thường thích (bim bim, kẹo mút, đồ chơi...); 7 đồng tiền dâng lên lầu cậu để khấn bái, xin đài âm dương...

Kết quả, sau hơn một năm làm lễ “cầu tự”, vợ chồng tôi đã sinh con đầu lòng, niềm hạnh phúc vô tận và cũng thật kỳ lạ. Nhưng cháu hay quấy khóc và lười ăn, tôi luôn cảm thấy bất an. Để yên tâm, tôi tiếp tục làm lễ “bán” con vào đền và đổi họ Trần cho con”.

Trước xu hướng, nhiều gia đình tìm đến các đền chùa để bán con mong thần thánh che chở, Đại đức Thích Bản Quyền - trụ trì chùa Phúc Long (Hải Phòng) cho biết: “Việc bán con chỉ giải quyết về niềm tin tôn giáo. Các thủ tục bán con thường chỉ bằng miệng, bố mẹ thấy con “khó nuôi” thì đưa cháu lên chùa. Tại đây, thầy trụ trì sẽ chọn ngày và lên chánh điện làm lễ.

Buổi lễ diễn ra cũng rất nhanh chóng, thầy thắp hương và bạch Phật, sau đó dùng nước sái tịnh và lấy tay xoa đầu cho bé. Sau đó, thầy đặt cho một cái tên (tên này khác với ý nghĩa của pháp danh). Đây chỉ là cái tên của thầy đặt cho để công nhận bé là người của nhà chùa. Sau khi làm lễ xong, bố mẹ bé có thể đưa bé ra về. Việc làm này chỉ nhằm giúp bố mẹ nuôi bé dễ hơn. Việc bán con này phổ biến diễn ra ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc”.

Cũng theo Đại đức Thích Bản Quyền, có nhiều gia đình bán khoán con cả đời và không chuộc ra. Việc bán con này chỉ là hình thức nói miệng để nương nhờ oai đức của chư Tăng, Thiên thần và sự gia hộ của chư Phật cho đứa trẻ. “Gửi trẻ vào cửa Phật, đặt một cái tên khác để giúp cho bé dễ nuôi chứ có phải đi tu đâu mà ảnh hưởng đến hôn nhân và công danh của bé sau này”, thầy Thích Bản Quyền chia sẻ. Tuy việc làm này hỗ trợ niềm tin nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Có những gia đình vì quá tin vào thầy bói, khi nghe phán là cháu khắc với cha mẹ, sinh cháu ra sẽ làm ăn lụi bại hay đoản mệnh... thì tìm cách bán khoán cháu, để chùa nuôi là điều không nên.”

Đây là bài viết trích từ báo Kiến Thức (kienthuc.net.vn) đăng ngày 23 tháng giêng năm 2016 DẪN

3- NHÂN CHỨNG SỐNG ĐẾN ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON: NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT!


Trên trang denthanhtran.org có kể một câu chuyện cùng với hình ảnh của 2 “người thật việc thật”: Trung tá Nguyễn Văn Ngoạn gặp Ký giả Du Miên.

Chuyện kể đó như sau (trích):

BV TUC BAN KHOAN 5
Trung tá Nguyễn Văn Ngoạn kể cho Ký giả Du Miên câu chuyện linh ứng đời ông sau khi được cha mẹ "bán khoán" cho Đức Thánh Trần

 

“Cựu Trung Tá NGUYỄN VĂN NGOẠN năm nay (2014) 83 tuổi. Nguyên là SVSQ khóa 5 Võ Bị QGVN (Đà Lạt), hiện ngụ tại Midway City (rất gần Đền Thánh), điện thoại: 714 785-2445.

 

“Anh Ngoạn kể lúc còn nhỏ khó nuôi, ba má bán khoán cho Đức Thánh tại Đền Thánh ở cố đô Huế (Phú Cam) đến năm 13 tuổi mới xin chuộc về. Và cứ đến Tết mỗi năm và Giỗ Thánh, cả gia đình sắm lễ vật tề tựu về Đền cúng tạ Đức Thánh.

 

“Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, anh Ngoạn là phó tỉnh trưởng nội an tỉnh Phan Rang, sau đó là chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Phú Cát. Cuối cùng phục vụ tại trường Tham Mưu Liên Quân (Đại học quân sự). Ở tù Việt Cộng gần 11 năm. Đến năm 1993 qua Hoa Kỳ theo diện HO 17.

 

“Anh Ngoạn kể Đức Thánh đã cứu anh không biết là bao nhiêu lần trong cuộc đời. Chính thức là 11 lần thoát chết thập tử nhứt sanh, trong đó có lần VC kê súng vô màng tang bóp cò mà anh cũng được cứu. Có lần bị nổ mìn, lật xe bể xương chậu, thương tích trầm trọng tưởng chết mà vẫn được Thánh cứu mạng.  Anh nói đời anh chết đi sống lại nhiều lần và anh hiểu vì sao cha mẹ bán khoán đời anh cho Thánh để được Thánh che chở, phù hộ.”

 

Ngoài ra, còn có sự xác nhận của hai nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng chúng ta là Nhạc sĩ Nam Lộc và Bác sĩ Võ Đình Hữu. Hai vị cũng từng được hân hạnh làm con nuôi Đức Thánh Trần.

BV TUC BAN KHOAN 6
Nhạc sĩ Nam Lộc

Nhạc sĩ Nam Lộc là tác giả của bài hát mà bất cứ người Việt tị nạn nào cũng thuộc nằm lòng và rớt nước mắt, hay rưng rưng dòng lệ nghẹn ngào mỗi khi hát. Đó là bài “Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt”. Ông cũng còn là tác giả nhiều tình ca (đa phần là nhạc ngoại quốc, lời Việt) mà giới trẻ Sài Gòn trước 1975 ưa chuộng, như: Trưng Vương khung cửa mùa thu (nhạc khúc tiếng Anh "Tell Laura I Love her"), Mây Lang thang ("The Cowboy's Work Is Never Done"), Dĩ vãng buồn ("I’ll Never Fall In Love Again"), Tình ca cho em ("Goodbye To Love"), Như mùa thu lá bay ("Ben"), Chỉ là giấc mơ qua ("Yellow Bird"), Một thời để yêu (nhạc phẩm tiếng Pháp "Les Amoureux Qui Passent"), Phút bên em ("L’Amour Avec Toi")…

Nhạc sĩ Nam Lộc thường lui tới Đền Thánh Trần Little Sài Gòn và từng kể với các ông Phan Kỳ Nhơn, Phan Tấn Ngưu và Du Miên rằng lúc nhỏ, vì khó nuôi, thân mẫu của ông đã “bán khoán” ông cho Đức Thánh Trần  Hưng Đạo (lúc còn ở miền Bắc).

BV TUC BAN KHOAN 7
Bác sĩ Y khoa Võ Đình Hữu. MD

Bác sĩ Y khoa Võ Đình Hữu hiện có phòng mạch tại Pomona, California. Ngoài việc hành nghề y sĩ, ông còn là một nhà đấu tranh không mệt mỏi cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam và nhận lãnh nhiều vai trò lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh. Hiện nay (2022), ông là đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội-Hải Ngoại. Ông cũng có nhiều show truyền hình hàng tuần phát đi khắp thế giới.

Bác sĩ Võ Đình Hữu nhiều lần xác nhận: Cũng như nhiều đứa trẻ “khó nuôi” khác ở quê nhà, thân mẫu của ông đem “bán khoán” ông cho Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại Đền Thánh Trần ở Huế.

Đặc biệt, Bác sĩ Võ Đình Hữu còn kể rằng thân mẫu của ông ngụ ý Đức Thánh Trần giỏi về y dược (cho thuốc Nam cứu sống muôn người – ngay tại sinh từ Đền Kiếp Bạc có ngọn Dược Sơn, tương truyền là núi trồng thuốc Nam của Đức Thánh Trần khi Ngài tại thế, cứu giúp binh sĩ dưới quyền và muôn dân). Bà cụ khấn xin Đức Thánh cho con bà noi gương (làm thầy thuốc cứu đời). Bác sĩ Võ Đình Hữu tâm sự, tâm thức ấu thơ ấy, có thể tác động đến quyết định chọn con đường học ngành Y của ông khi trưởng thành.

Trong cuốn sổ “Lưu Niệm” tại Đền Thánh Trần Little Saigon, đã có một số “con Đức Thánh Trần” ghé tạ và ghi vào sổ. Sau đây là trích thuật một số ghi chép trong cuốn sổ Lưu niệm ấy:

BV TUC BAN KHOAN 11

“Phi Thị Ngọc Mỹ, Lakewood, CO 80226 viết “My father and I have been both blessed by Đức Thánh Trần” (Sổ Lưu Niệm Đền Thánh Trần Little Saigon, ghi ngày 24 tháng 4 năm 2019)

BV TUC BAN KHOAN 12

Ngày 11 tháng 9 năm 2015 Phạm Đức Thành cẩn chú:

“Mẹ Nguyễn Thị Hương và con trai Phạm Đức Thành đến thăm viếng đền Ngài từ San Diego đến đây trên đường đi đến Barkefield, để thi cử MCAT ngày mai. Kính xin Đức Thánh Trần phù hộ cho con và em con thi đổ ngày mai và phù hộ cho dân tộc Việt Nam càng phát triển, tiến bộ.”+


BV TUC BAN KHOAN 13
Ngày 1 tháng 11 năm 2015, ông Lộc Bùi ghi vào sổ Lưu Niệm:

“Tôi là Lộc Bùi có đứa con trai lớn ngày xưa có bán khoán cho Ngài Đức Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương. Hôm nay nhân dịp đi qua Đền của Ngài, toàn thể gia đình có ghé qua lễ tạ ơn Ngài.” (Ký tên)


BV TUC BAN KHOAN 14
Năm 2016:

“Tôi Cao Văn Dũng, con ông Cao Văn Đức, nguyên thủ từ Đền Thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo địa chỉ 36 Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu), Tân Định, Quận I. Hôm nay chúng tôi có mặt tại nơi này (đền Thánh Trần Little Saigon) là niềm vinh dự và hãnh diện của chúng tôi nói riêng và người Việt Nam nói chung đã nhớ công ơn của Đức Thánh Trần Hưng Đạo mà thờ phượng ở nơi đất khách. Vô cùng cảm kích.” (Ký tên)

BV TUC BAN KHOAN 15

Ngày 31 tháng 10 năm 2016, một khách viết: “Tôi là Tâm Song, hôm nay tôi với Thầy có đến thắp nhang cho Đức Thánh Trần. Ngài đã phóng lực điện xuống đầy người của tôi giống như động đất nhẹ vì tôi là người tu hành làm phước.” (ký tên)

BV TUC BAN KHOAN 16

Ngày 9 tháng Giêng 2017, ái nữ của Trung tướng Lữ Lan là Lữ Anh Thư (hậu duệ VNCH), ghé Đền Thánh Trần Little Saigon và ghi như sau: “Ghé đến Tượng Đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo đề kính xin Ngài cho con cháu sự sáng suốt, lòng yêu nước giạt dào để theo chân Ngài phục vụ dân tộc và bảo vệ đất nước. Kính xin Ngài phò hộ cho dân tộc thoát vòng nô lệ Cộng Sản để cùng tranh đấu bảo toàn lãnh thổ.” (Ký tên)

BV TUC BAN KHOAN 17

Ngày 28 tháng 6 năm 2017, Lê Thị Hoàng Yến từ VN qua thăm Đền Thánh Trần Little Saigon tạ ơn Đức Thánh Trần cho cô thi đổ Olympic về Toán. Cô viết như sau:

“Con tên Lê Thị Hoàng Yến. Con xin cảm ơn Đức Thánh Trần Hưng Đạo đã giúp cho con thi đậu Olympic Toán ở Việt Nam. Nay con qua Mỹ du học, con cầu mong Ngài giúp con có giấy tờ ở Mỹ, con xin đội ơn Ngài! Con xin cám ơn sự linh ứng của Ngài đã giúp cho đội thi Olympic của con thi 10 người ở Đà Nẵng (Olympic Toán Sinh Viên Toàn Quốc) đã đậu được hết 9 người. Cầu mong Ngài cứu độ chúng sanh.”


BV TUC BAN KHOAN 18
Ngày 24 tháng 8 năm 2015 ông “Thành râu” viết vào sổ:

“Nhân dịp đến Cali gia đình tôi Nguyễn Văn Thành rất vui mừng được đến thăm và thắp nhang đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo vì tôi là CON CHÁU CỦA NGÀI đã tham gia trận chiến đánh lại bọn xâm lăng Trung Cộng ở đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Philadelphia – Nguyễn Văn Thành (Thành Râu) – Liên Đoàn Người Nhái và các bạn.         


BV TUC BAN KHOAN 19
Ngày 31 Jan 2016, Minh Quan Nguyễn, hội Tâm Linh Học Virginia Hoa Kỳ, tới viếng Đền Thánh Trần Little Saigon và ghi lại như sau: “Quẻ xăm của Ngài Đức Thánh Trần rất là linh ứng và hiệu nghiệm. Ai xin quẻ đầu năm mới với Ngài, tất cả mọi chuyện đều linh ứng cả năm. Có rất nhiều người bạn đến xin quẻ đầu năm với Ngài. Vì quá linh ứng và đúng nên những người bạn không giám xin nữa. Có lòng thành và cầu với Ngài, mọi chuyện cầu sẽ tức ứng. Một chút chia xẻ.” (ký tên)                                                                                                                                                                                                               

4- VUA TỰ ĐỨC CẦU SINH CON


BV TUC BAN KHOAN 20
Được biết, bên cạnh tục “bán khoán” con
trẻ khó nuôi cho Đức Thánh Trần, dân ta còn đến Đền Thánh Trần để cầu tự (như truyện nhà vua Tự Đức xin cầu tự, trích phía dưới), xin xăm, cầu xin tất cả những gì ước muốn chưa hay khó có thể làm được.


Đây là truyện kể từ sách sử:

Dưới triều vua Tự Đức, vào mùa xuân năm Mậu Dần (1878), vua Tự Đức đã sai người đến đền thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ở Hải Dương mật đảo khấn xin có điềm sinh con. Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, quyển 59, mặt khắc 24 có khắc ghi về việc này rằng: Đầu xuân, sai lĩnh Tổng đốc Hải Dương là Phạm Phú Thứ, Hộ đốc Bắc Ninh là Lê Hữu Tá mật đảo (khấn xin có điềm sinh con) ở đền thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (đều thuộc xã Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương, giáp tỉnh Bắc Ninh). Đến tháng 5, vua Tự Đức cho người khắc 2 bài thơ vua làm vịnh Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ở đền thờ. Khi bấy giờ quan 2 tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh cùng cầu đảo, nhân tâu xin khắc hai bài thơ ấy, vua bảo rằng: Hưng Đạo vương trung hiếu công nghiệp, đáng nên nêu khen, rồi chuẩn định cách thức để khắc. 

5- ƯỚC NGUYỆN NHỎ

BV TUC BAN KHOAN 21

Người Việt tị nạn chúng ta đã biết cầu nguyện các đấng thiêng liêng khi chúng ta hoạn nạn, khổ đau, nhất là sau biến cố đau thương mất nước 30 tháng 4 năm 1975. Qua cơn nguy nan hoạn nạn đó, lẽ nào quên những đấng thiêng liêng!

BV TUC BAN KHOAN 22

Theo truyện kể, sau 1975, nhiều đồng hương Sài Gòn thân yêu của chúng ta đã đến cầu dưới chân tượng Trần Hưng Đạo bến Bạch Đằng. Năm mơ thấy bàn tay Thánh chỉ. Nghiệm ra, đúng là Thánh chỉ đường thủy, xuống sông, ra biển, vượt biên, thoát đi… (và đã có khá nhiều người truyền nhau chuyện linh ứng này).

Hơn bảy năm cùng với các bạn thiện nguyện chăm sóc hoa, quả, quét dọn vệ sinh trong và ngoài Đền Thánh Trần Little Saigon, chị em chúng tôi vẫn mong dưới chân tượng Đức Thánh Trần Little Saigon lúc nào cũng có những chậu hoa dâng cúng cầu xin, tạ ơn Ngài như những đền đài của các đấng thiêng liêng, như Phật Bà Quan Âm (tại các chùa) và Đức Mẹ Maria (Công giáo)…

Ước chi khi đọc tâm tình này, quý bà con cô bác anh chị em có lòng, mỗi người hoặc 1 tuần, hoặc vài tuần, hoặc hàng tháng, mua chậu bông, lòng thành dâng cúng dưới chân tượng Ngài, nay là biểu tượng thiêng liêng của người Việt chúng ta trên đại lộ mang tên Trần Hưng Đạo của Ngài. Đừng để tượng của vị Thánh linh thiêng của chúng ta thiếu bông hoa, nhang khói!

NGỌC HÀ (Tí cô nương)

MỜI ĐỌC THÊM:

 






 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn