ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN - LITTLE SAIGON  - WESTMINSTER - CALIFORNIA
TRẦN HƯNG ĐẠO FOUNDATION (ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON)
9078 BOLSA AVENUE tức ĐẠI LỘ TRẦN HƯNG ĐẠO - WESTMINSTER - CA 92683
ĐIỆN THOẠI: (657) 296-7889 | EMAIL: denthanhtran2022@gmail.com| WEBSITE: https://denthanhtran.org và tranhungdaofoundation.org
MỞ CỬA HÀNG NGÀY TỪ 10 GIỜ SÁNG ĐẾN 4 GIỜ CHIỀU KỂ CẢ CUỐI TUẦN & NGÀY LỄ - CHÀO CỜ THỨ BẢY MỖI ĐẦU THÁNG LÚC 10AM

ĐÓN XUÂN: TÌM HIỂU CỘI NGUỒN DÂN TỘC VIỆT: VIỆT LÀ VIỆT

31 Tháng Giêng 20223:53 CH(Xem: 6863)

ĐÓN XUÂN: TÌM HIỂU CỘI NGUỒN DÂN TỘC VIỆT

 

 VIỆT LÀ VIỆT

 

Nhiều năm qua, đã xuất hiện khá nhiều sách in, báo mạng liên quan đến vấn đề nguồn gốc tộc Việt và người Việt Nam chúng ta.

 

Những nhà nghiên cứu, vì nhu cầu chứng minh sử liệu, khoa học, khảo cổ v.v… đã viết thường thì rất dài mới có thể chuyển đạt được những dẫn chứng chi tiết.

 

Bài tổng hợp này cố gắng ghi và tóm kết những ý chính để giúp các bạn nhận ra chủ đề. Phần trích dẫn, chúng tôi có kèm bài gốc tên sách và năm xuất bản cũng như những đường dẫn (links) trên mạng (cũng có lúc có link không còn tồn tại – nhưng chúng tôi cẩn thận đã tải xuống lưu giữ, nếu bạn đọc cần và yêu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp).

 

Chủ đề “Việt là Việt” thường xuất hiện từ đầu thế kỷ này tại Hoa Kỳ. Trong một số bài viết cũng như các cuộc thảo luận mở, hoặc lên sóng truyền hình, “Việt là Việt – Tàu là Tàu”, đã thu hút được khá nhiều người theo dõi.

 

Về ý nghĩa của chữ “Việt”, chúng tôi tóm kết giới thiệu đến quý bạn các bài nghiên cứu, ý kiến đã được truyền đạt qua sách vở, báo chí, mạng internet. Lần này, denthanhtran.org giới thiệu 3 tác giả: LINH LANG, TRẦN LAM GIANG và LÊ VĂN ẨN

 

1- LINH LANG

 

Trong bài “Nguồn gốc của danh xưng “Việt” trong các nền văn hóa cổ”, tác giả Lang Linh https://luocsutocviet.com/2021/11/23/576-nguon-goc-cua-danh-xung-viet-trong-cac-nen-van-hoa-co/ đã trưng dấu vết bắt đầu và quan trọng nhất để hiểu nguồn gốc chữ Việt, đó là từ những ghi chép trong Giáp Cốt Văn, tiền thân trực tiếp của chữ Hán. Trong Giáp Cốt Văn, thì biểu tượng chính là hình chiếc rìu...

BV VIET LINH LANG 1

Tác giả dẫn chứng khảo cổ từ nền văn hóa Lương Chử đã được giải mã, có khắc trên đồ gốm 4 chữ “Phương Việt Hội Thi”.

BV VIET 1

Trước khi xem hình cũng như chi tiết này, tưởng cần nên giới thiệu về văn hóa Lương Chử, theo tài liệu từ Wikipedia: (https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_L%C6%B0%C6%A1ng_Ch%E1%BB%AD)


Văn hóa Lương Chử
 (3300 — 2300 TCN) là nền văn hóa ngọc thạch cuối cùng của thời đại đồ đá mới tại châu thổ Trường Giang. Phạm vi của nền văn hóa này trải rộng từ khu vực Thái Hồ đến Nam Kinh và Trường Giang ở phía bắc, Thượng Hải và biển ở phía đông, và Hàng Châu ở phía nam. Nền văn hóa này có sự phân tầng ở mức độ cao, các đồ tạo tác từ ngọc thạch, tơ lụa, ngà voi, đồ gỗ sơn chỉ phát hiện được trong các ngôi mộ của tầng lớp trên, còn những cá nhân nghèo khó hơn thường được chôn cất cùng với đồ gốm. Di chỉ đặc trưng Lương Chử được phát hiện tại khu Dư Hàng của Chiết Giang, và ban đầu được Thi Hân Canh khai quật vào năm 1936…


Sau đây là phần dẫn chứng của Linh Lang:
BV VIET 2

Nguồn gốc tên Việt trong văn hóa Lương Chử:


Trong văn hóa Lương Chử, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc bình, trên đó có khắc 4 biểu tượng là chữ viết, các nhà nghiên cứu đã thử giải mã các biểu tượng trên chiếc bình này. Trong số các cách giải mã, thì cách giải mã của nhà nghiên cứu Đổng Sở Bình là khoa học và có nhiều cơ sở hỗ trợ nhất.

Từ chữ Việt trong văn hóa Lương Chử, người Hoa Hạ đã tiếp nhận và ghi vào Giáp Cốt văn.


Nhà nghiên cứu Trung Quốc, Đổng Sở Bình đã giải mã ý nghĩa các chữ này dựa trên sự so sánh về văn tự, tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, nguồn gốc dân tộc của văn hóa Lương Chử, so sánh với các cách giải mã đã có trước đó của các học giả, ông đã giải mã các chữ này là “方钺会矢” – “Phương Việt hội thi”, có thể hiểu là “Liên minh quốc gia Việt” [4], các chữ này được viết và đọc theo thứ tự từ trái qua phải, theo như cách viết truyền thống của người Việt. Cách giải mã này đã giải thích khá vẹn toàn các ký hiệu trên bình gốm của văn hóa Lương Chử.


Các ký hiệu này chỉ được xem là những biểu tượng đơn thuần, không tạo thành câu, nhưng cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng là chữ viết, và đã thử giải mã chúng, trong đó bao gồm một số cách giải mã như sau: đầu tiên là cách giải mã “方钺会矢” của Đổng Sở Bình như chúng tôi đã dẫn, cách thứ hai là của Lý Học Cần: “戉五簇” [5], hay cách giải nghĩa của Vương Huy: “巫戌五俞” [6], cách giải thích của Lý Học Cần không giải quyết được vẹn toàn 4 ký hiệu trên bình gốm Lương Chử, cách giải thích của Vương Huy lại sử dụng chữ 戌 (tuất) để chỉ biểu tượng chiếc rìu, trong khi thực tế biểu tượng chiếc rìu là đại diện cho chữ Việt như Giáp Cốt văn đã chép lại, nên cách giải thích này có thể bác bỏ. Chỉ duy nhất cách giải nghĩa của Đổng Sở Bình phù hợp với hình thái văn tự, thực tế lịch sử và nguồn gốc dân tộc của văn hóa Lương Chử.


Như vậy, thì danh xưng Việt lần đầu tiên xuất hiện dưới một câu đầy đủ, thể hiện về tổ chức quốc gia và ý thức dân tộc của người Việt trong văn hóa Lương Chử. Đây cũng là văn hóa đầu tiên hình thành nhà nước, chính vì vậy, văn hóa Lương Chử văn hóa khởi nguồn hình thành nên cộng đồng tộc Việt dưới một tổ chức quốc gia thống nhất, một khả năng quản lý cư dân và xây dựng sự thống nhất về ý thức dân tộc. Nhưng dựa trên các bằng chứng khảo cổ, chúng ta sẽ thấy được danh xưng Việt đã có từ trước đó, trong nền văn hóa Đông Á cổ đại.

Linh Lang kết luận:
BV VIET 3


BV VIET 4                                                     Rìu đồng và hình thủ lĩnh cầm rìu của văn hóa Đông Sơn. [Nguồn: 1. Galerie Hioco;)

Với những bằng chứng về khảo cổ ở trên, thì nhiều khả năng, danh xưng, khái niệm Việt đã có từ trước thời văn hóa Lương Chử, xuất hiện trong các nền văn hóa Đông Á cổ đại như Đại Vấn Khẩu, Ngưỡng Thiều, Tống Khê và Hồng Sơn, đây là các văn hóa như chúng tôi đã chứng minh, ứng với quốc gia chung của họ Thần Nông trong huyền sử Việt, các bằng chứng di truyền, khảo cổ cho thấy sự tương tác và hòa huyết thường xuyên của các văn hóa Đông Á cổ đại, văn hóa và cổ vật của các nền văn hóa cũng cho thấy phần nào đó sự thống nhất.

Danh xưng Việt đã xuất hiện từ thời kỳ này, cho thấy được một ý thức thống nhất đã có từ sớm của văn hóa Đông Á, sau đó, tiếp tục được kế thừa một cách chính danh trong văn hóa tộc Việt. Người Việt sau đó tiếp tục phát triển trong một cộng đồng chung trong khoảng hơn 3000 năm tiếp theo [17], điểm cuối cùng của tiến trình phát triển đó, thì biểu tượng Việt cổ đại vẫn được kế thừa với những chiếc rìu và hình ảnh thủ lĩnh cầm rìu rất phổ biến trong văn hóa Đông Sơn.

 

Từ đó, chúng ta cũng thấy được một lịch sử cực kỳ lâu dài của danh xưng Việt. Đây chính là ý thức dân tộc rất mạnh mẽ đã được cư dân tộc Việt kế thừa qua các giai đoạn, tới ngày nay, người Việt vẫn giữ được danh xưng Việt trong tên dân tộc và quốc gia của mình, kế thừa và nối dài thời gian tồn tại của danh xưng Việt lên khoảng 6000 năm lịch sử.

2- TRẦN LAM GIANG


Trong sách “Bách Việt Tiên Hiền Chí (Lĩnh Nam Di Thư), nguyên tác Âu Đại Nhậm, bản dịch Trần Lam Giang (TVVN in năm 2006), và “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” của Du Miên Lê Thanh Hoa (TVVN in năm 2008), Trần Lam Giang đã giải nghĩa chữ Việt:

Chữ Việt, có hai cách viết bằng chữ Nho: một thuộc bộ “tẩu”: 越 và một thuộc bộ “mễ”: 粵.

 

Chữ Việt bộ “tẩu” 越 , biểu tượng cho ý nghĩa cao quý dấn thân, khai phá những nơi còn thâm u tăm tối bằng ánh sáng văn hóa tình người, dựng nên xã hội định cư ấm cúng với nền văn minh tồn trữ, khác với nền văn minh du mục của người phương Bắc.

 

Chũ Việt bộ “mễ” 粵 , biểu tượng ý tưởng định cư, khai khẩn đất hoang be bờ dẫn nước, cấy cày lúa nước, làm thành một nền văn minh nông nghiệp, có tính cách tồn trữ, cao cả vượt trên các bộ tộc còn lang thang đó đây để mưu việc sinh nhai.

 

Vì chữ Việt có hai cách viết khác nhau, đã có người lầm tưởng Việt bộ “tẩu” là Việt Nam ta, Việt bộ “mễ” là dân Việt ở vùng Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang v.v…

 

Theo Bách Việt Tiên Hiền Chí (một bộ Lĩnh Nam Di Thư quý báu, được sử quán nhà Minh khắc in trọn bộ, góp vào Nghệ Văn Chí, làm sử liệu chính xác, các nhà viết sử nương tựa vào để trích dẫn hoặc dẫn chứng): Việt bộ “tẩu” và Việt bộ “mễ” LÀ MỘT.

 

Theo Khang Hy Tự Điển (bộ tự điển nghiêm túc được văn học Tầu tin tưởng): Việt bộ “tẩu” và Việt bộ “mễ” LÀ MỘT.

 

Theo Từ Hải (bộ bách khoa tự điển của Tầu)”: Việt bộ “tẩu” và Việt bộ “mễ” LÀ MỘT.

 

Vậy, phân biệt hai cách viết của chữ Việt và gán cho mỗi cách viết mang tính mang một ý nghĩa khác nhau chỉ là tưởng tượng mơ hồ của người hay chữ lỏng, nếu không phải là chủ trương phân ly Bách Việt của kẻ có ý đồ đen tối.

 

3- LÊ VĂN ẨN:


Trên trang luocsutocviet.com có bài của tác giả Lê Văn Ẩn https://luocsutocviet.com/2019/09/09/446-nguon-goc-va-y-nghia-ten-viet/

Có những đoạn quan trọng như sau: (Đề nghị quý bạn tìm đọc nguyên văn, khá dài nhưng có nhiều lập luận, dẫn chứng rất đặc biệt)

 

CHỮ VIỆT ĐI VỚI BỘ TẨU


BV VIET 4B

Chữ đầu tiên vẽ một người quơ hai cánh tay của họ, với bộ túc (nghĩa là chân) ở dưới, từ đó mang ý nghĩa là đi. Nhưng sau đó chữ thành hình một người đi hơi nghiêng về phía trước, có ý nói lên một ý chí cương quyết và bước đi có vẻ nhanh nhẹn, đây là bước quân đi hay còn gọi là bước quân hành, chứ không phải là lối đi bình thường. Vậy bộ Tẩu và kế bên có cái qua là binh khí có nghĩa là người đó chẳng những đi và mà còn cầm vũ khí. Đó là hình ảnh người chiến sĩ bước đi tay cầm cái qua. Một người đi bình thường thì không có cầm binh khí. Chữ Việt là cái qua mà đi với bộ Tẩu có ý nói là người chiến sĩ cầm vũ khí, đi từng đoàn và đi với một ý chí cương quyết để ra trận. Đây là thời gian mà các nước Việt phía Nam tiến lên đánh chiếm phía Bắc. Cái ý nghĩa sâu xa của chữ Tẩu là như vậy. Nếu chúng ta chỉ lấy chữ Việt 戉 chỉ là binh khí mà thôi, thì tự nó không đủ để giải thích cái gì cả!

Tóm lại, Chữ “Việt “ có bộ Tẩu và chữ kế bên đọc là Việt có nghĩa là người chiến sĩ cầm vũ khí là cái qua, đi trong cương quyết, đi từng đoàn theo thế quân hành để ra trận.

 

CHỮ VIỆT ĐI VỚI BỘ MỄ 粤


Đầu tiên chữ Việt 粤 gồm có bộ Mễ. Vậy bộ Mễ 米 ngày xưa chữ gốc của nó là gì?
BV VIET 5

 Chữ từ xưa đến nay


Đầu tiên người xưa vẽ chín hạt gạo tượng trưng cho bộ Mễ 米. Con số chín đây có nghĩa là nhiều, sung túc, đầy đủ. Xem hình 1, cây lúa có rất nhiều hạt. Sau đó hạt lúa văng đi bốn hướng; họ gạch chứ thập 十 tượng trưng cho bốn hướng. Hình 2, khi người ta đập lúa thì hạt lúa văng đi tứ ( bốn) hướng. Bỗ Mễ 米 ngày nay viết đổi khác hơn chữ lúc ban đầu.

Chúng ta đã có lúa gạo tức là bộ Mễ, vậy thì cái chữ mà bọc bộ Mễ là chữ gì? Để dễ nhận thức tôi xin đưa ra một ví dụ: chữ Hướng 向, chữ bộc bộ khẩu cũng viết giống như chữ bọc 粤bộ Mễ. Chữ Hướng 向, đầu tiên viết là, người xưa giải thích là cái cửa sổ (hình tròn), nằm dưới cái mái nhà, là cái hướng để cho gió lọt vào. Bây giờ chúng ta nhìn lại chữ Việt 粤, cái chữ bọc bộ Mễ đó là cái mái nhà, có nghĩa là gạo được trữ dưới mái nhà hay còn gọi là trữ trong kho.

Kế tiếp chữ ở dưới 粤bộ Mễ là cái gì? Bạn hãy coi hình ở dưới.

 

BV VIET 6

 

Người xưa lấy một khúc cây, ráp một cái lưỡi bằng đá vào để làm cái cày để cày đất. Rồi người ta đứng lên trên cái cày đó để làm sức nặng và đằng trước có súc vật kéo. Bạn và tôi nên nhớ là người Việt ngày xưa nổi tiếng về nghề trồng lúa.Vậy chúng ta thấy có sự liên hệ giữa ba chữ với nhau trong chữ Việt粤; bộ Mễ là lúa, gạo, được trữ dưới mái nhà tức là trữ trong kho, và để tạo ra lúa gạo thì cái cày là một dụng cụ nông nghiệp.

 

Ý NGHĨA CỦA HAI CHỮ VIỆT: Việt 粤 và Việt 越

 

Tại sao tiền nhân của chúng ta lại dùng tới hai chữ Việt để đặt cái tên Việt? Thông thường người ta chỉ cần một chữ là đủ rồi. Chúng ta thấy trong hai chữ, mỗi chữ Việt đều mang một ý nghĩa khác nhau.

Chữ Việt 粤 đi với bộ Mễ thì có mang một dụng cụ nông nghiệp là cái cày để nói lên trong thời bình người Việt trồng lúa để sinh sống.

Còn một chữ Việt 越 có kèm theo một vũ khí tức là cái qua đi với bộ Tẩu có ý nói là trong thời chiến người Việt, từng đoàn cầm vũ khí ra đi để chống giặc và giữ nước. Vậy Tổ tiên chúng ta muốn dạy điều gì cho chúng ta ở đây trong danh xưng là Việt?

Với chữ Việt 粤đi với bộ Mễ, tổ tiên chúng ta muốn nói rằng vào thời bình người Việt chúng ta phải lo làm lụng nuôi sống gia đình, lo cho đất nước giàu mạnh; ngày xưa đất nước của chúng ta là một nước nông nghiệp nên nghề nông là nghề chánh. Ngoài ra chữ Việt nầy đồng thời cũng nói lên đức tính siêng năng cần cù của người dân Việt.

Với chữ Việt 越đi với bộ Tẩu có nghĩa là khi gặp thời chiến thì phải cùng ra đi, cầm vũ khí đứng ra chống giặc để giữ nước. Tổ tiên của chúng ta khi đặt một cái tên gì, hay để lại một câu chuyện gì, đều có kèm theo một ý nghĩa rất sâu sắc trong đó. Như vậy tổ tiên của chúng ta có ý dạy cho dân ta phải biết trách nhiệm và bổn phận của mình đối với đất nước và dân tộc: thời bình thì phải làm gì, và thời chiến thì phải như thế nào đối với đất nước.

denthanhtran.org chân thành cám ơn quý tác giả LINH LANG, TRẦN LAM GIANG và LÊ VĂN ẨN

MỜI ĐỌC THÊM:
TÊN VIỆT LÀ DO TỔ TIÊN CHÚNG TA ĐẶT RA – DỨT KHOÁT KHÔNG PHẢI DO BỞI NGƯỜI TÀU





 



 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn