ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN - LITTLE SAIGON  - WESTMINSTER - CALIFORNIA
TRẦN HƯNG ĐẠO FOUNDATION (ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON)
9078 BOLSA AVENUE tức ĐẠI LỘ TRẦN HƯNG ĐẠO - WESTMINSTER - CA 92683
ĐIỆN THOẠI: (657) 296-7889 | EMAIL: denthanhtran2022@gmail.com| WEBSITE: https://denthanhtran.org và tranhungdaofoundation.org
MỞ CỬA HÀNG NGÀY TỪ 10 GIỜ SÁNG ĐẾN 4 GIỜ CHIỀU KỂ CẢ CUỐI TUẦN & NGÀY LỄ - CHÀO CỜ THỨ BẢY MỖI ĐẦU THÁNG LÚC 10AM

VUA NGHIÊU, SỨ VIỆT, RÙA THẦN: THÔNG ĐIỆP VƯỢT VẠN DẶM CỦA TIỀN NHÂN VIỆT

03 Tháng Giêng 20238:56 CH(Xem: 3826)

VUA NGHIÊU, SỨ VIỆT, RÙA THẦN:
THÔNG ĐIỆP VƯỢT VẠN DẶM CỦA TIỀN NHÂN VIỆT

 

LÊ THANH HOA
(ngày 03 tháng 01 năm 2023, Sài Gòn dễ thương, Cam thành Ca-li)

 

 

RUA 1Vua Nghiêu bên trái đón sứ xứ Việt tặng rùa thần ngàn tuổi (xem chi tiết tác giả bức tranh lừng danh lịch sử đên dưới)

 RUA 2

Chữ viết trên yếm rùa, từ “Khoa đẩu” đến “Hà đồ, Lạc thư” cũng từ chỗ yếm (che ngực bụng) này

 

 
RUA 3

 

Nếu có dịp ghé Little Saigon, Cam thành ở xứ Ca-li, để ý một chút sẽ thấy các tấm bia “Welcome to Little Saigon” dựng ở các góc đường:

 

1- Bolsa – Magnolia

 

2- Bolsa – Ward

 

3- Brookhurst – Hazard

 

4- Brookhurst – Freeway 22

 

Bạn sẽ thấy logo của Little Saigon có hình bụi trúc 3 cây màu xanh lá cây, dưới ngọn cờ vàng quốc gia Việt Nam.

Đây là tác phẩm tim óc của Kiến trúc sư Trần Đình Thục (tốt nghiệp trường Kiến Trúc Paris).

 

Chuyện kể rằng: Khi được giao phó việc thiết kế toàn bộ tấm bia “Welcome to Little Saigon”, KTS Thục đã cùng các bạn trong Little Saigon Business District Committee bàn luận, phát thảo và cuối cùng chọn như logo các bạn thấy. Phải mất hơn nửa năm mới hoàn thành mọi thủ tục để được các thành phố chuẩn thuận, và các thương nhân hào kiệt cộng đồng tài trợ kinh phí thực hiện, khánh thành vào năm 2003.

 

Cây trúc, cây tre đối với dòng Việt, không thể tách rời. Tre trúc gần với người dân Việt từ ngàn xưa. Biểu tượng tre trúc, từ phên dậu xóm làng, đến cái đơm, cái thúng, rồi nào là nia, nào là nôi nằm cho con trẻ, nào là cột, sườn, phên nhà…

RUA 4 


Little Saigon. Danh xưng này có từ tết con gà (1981), xuất hiện trên nhật báo The Orange County Register đề ngày: Sun, Feb. 1, 1981 (tức Mồng một Tết Tân Dậu). Tác giả bài báo, nữ ký giả Rosa Kwong đã dịch chú thích tấm bản đồ “Phố Sài Gòn” của tuần báo Sài-gòn và mô tả “phố Sài gòn” là “Little bit of Saigon”. Từ đây giản lược thành danh xưng “Little Saigon”. Little Saigon nguyên thủy, từ sử liệu này, mang hàm nghĩa “Sài-gòn dễ thương” hơn là “Sài-gòn nhỏ” như cách thiên hạ vẫn dùng.

 

Biểu tượng của Little Saigon là bụi trúc 3 cây và lá cờ quốc gia Việt Nam. Mai kia mốt nọ, ngàn năm sau những khu phố mang tên Saigon dễ thương này sẽ là cửa ngỏ để phà  hồn Việt quyện vào bầu trời chung của cứ hiệp chủng Hoa Kỳ.

 

Người Việt hải ngoại ngày càng có nhiều đóng góp cho thế giới, cho quốc gia họ dung thân và không thiếu những người bất chấp chuyên ngành, làm vai trò sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, đối chiếu để viết phổ biến, in thành sách những công trình về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

 

May mắn, những nhà biên khảo này được tự do tìm kiếm, phổ biến, thảo luận. Họ không bị bất cứ rào cản nào, khác với những người trong nước.

 

Tiếp theo đây là những trích dẫn và nối kết các công trình nghiên cứu, biên khảo liên quan đến tựa đề:

 

 

GIÁP CỐT VĂN TRÊN ĐẤT VIỆT CỔ CÓ TRƯỚC GIÁP CỐT VĂN NHÀ THƯƠNG CỦA TÀU

 

Từ năm 1898 (thuộc triều đại nhà Thanh bên Tàu), người Tàu quật được các mảnh giáp cốt văn ở làng Tiểu Đồn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, có niên đại cách nay 3.000 năm. Nhờ đó người Tàu quảng bá thành công về “chữ viết cổ” của họ.

 

Gọi là “giáp cốt văn” vì các chữ viết (gọi là “văn”) được khắc trên yếm rùa (gọi là “giáp”) hoặc xương thú (gọi là “cốt”).

 

(Chử “yếm” ta vốn quen với chiếc “yếm” che phần ngực bụng của phái nữ nước ta. “Yếm rùa” chính là phần ngực bụng con rùa.)

 

Vào ngày 21 tháng 7 năm 2018, trong biên khảo công phu “Đất Nước Việt Thời Thượng Cổ Trong Vùng Đông Á” Bác sĩ Đỗ Hoàng Ý (Hoa kỳ) đã trưng những tài liệu nghiên cứu thời thượng cổ và tổng hợp từ sử sách cổ của người xưa đến các kết quả khảo cổ quốc tế mới nhất: https://www.buctranhvancau.com/new-blog/2018/7/21/t-nc-vit-thi-thng-c-trong-vng-ng-bs-d-hong-

 

Về “GIÁP CỐT VĂN”, biên khảo của Bác sĩ Đỗ Hoàng Ý (viết tắt BsĐH Ý) cho chúng ta các khai quật mới hơn, chi tiết hơn so với khai quật của nhà Thanh 1898, có niên đại 3.000 năm trước lịch Tây (BC). Sau đây là vài khai quật được BsĐH Ý tổng hợp, trích dẫn và thận trọng đặt “nghi vấn” liên quan đến “Giáp cốt văn”như sau:

 

Khoảng 6000 – 4000 năm trước TL:

Các phiến đá khắc ký hiệu tượng hình: chữ của người Việt cổ (Cảm Tang, Quảng Tây) (được tìm thấy năm 2011)

RUA 5

Các ký hiệu giống như chữ khắc trên xẻng đá Cảm Tang, trên qua đá vùng sông Tả (Quảng Tây) của người Việt cổ đã từng được thấy:

1. trên hai chiếc đĩa gốm ở vùng văn hóa Hòa Bình (ký hiệu giống chữ Sĩ): Nhà khảo cổ Madeleine Colani (1866, Strasbourg - 1943, Hà Nội) tìm được ở vùng văn hóa Hòa Bình (Việt Nam) năm 1923 với niên đại khoảng 8000 năm trước TL.

2. trên các mảnh xương thú (cốt văn) có niên đại khoảng 7000 – 6000 năm trước TL, được tìm thấy ở vùng văn hóa Ngưỡng Thiều (vùng thượng nguồn của Lạc Thủy, phía nam Hoàng hà)

3. trên mai rùa (giáp văn) có niên đại khoảng 6200 đến 6600 năm trước TL, được tìm thấy ở vùng văn hóa Giả Hồ (vùng châu thổ Hoài thủy - Lạc thủy - Nam Hoàng hà)

RUA 6

Chứng tích "chữ viết cổ" xác nhận nền văn minh Đông Á thượng cổ đã có từ hơn mấy ngàn năm trước khi tộc người Mongoloid phương Bắc đến xâm lấn địa bàn cư trú của người Đông Á thượng cổ (vào khoảng 2700 năm trước TL) là một sự thật lịch sử.”
....

“Khoảng 3000 năm trước TL: 

 
Văn hóa thượng cổ Tứ Xuyên (văn hóa Sanxingdui – Tam Tinh Đôi).


Theo các ghi nhận khảo cổ và nhân chủng học vào hậu bán thế kỷ XX, dân thượng cổ vùng Tứ Xuyên khởi đầu hợp thành các bộ tộc tại khu vực dãy Mân Sơn trên thượng lưu Mân giang, thuộc miền giáp ranh các vùng Tứ Xuyên - Cam Túc -Thanh Hải ( Sichuan – Gansu - Qinghai) ngày nay.


Sau đó, họ di dân theo thượng lưu Hán Thủy, qua châu thổ hạ lưu Vị Thủy, tiếp tục di về phía Đông đến lưu vực Lạc Thủy. Theo như thế: trong vùng Trung Nguyên Đông Á, di dân từ Tứ Xuyên đến sau (khoảng 2.000 năm trước TL) đã pha giống (lai) với cư dân thượng cổ đã từ miền Bắc Đông Nam Á (văn hóa Hòa Bình) đến định cư khoảng 7.000 – 6.000 năm trước TL trong vùng châu thổ Lạc Thủy (văn hóa Yangshao - Ngưỡng Thiều).

RUA 7

RUA 8

Ghi chú:
Các di chỉ đồ đồng văn hóa Sanxingdui rất tinh xảo và phong phú nhưng chưa thấy dấu vết “chữ viết” (ký tự)
(khoảng 1000 năm trước đời nhà Hạ, khoảng 1500 năm trước đời nhà Thương)

Nghi vấn: Bên phía Tây miền Đông Á, các chủng tộc Tứ Xuyên thượng cổ và Đông Á thượng cổ pha giống (lai nhau) sinh ra tộc Thái thượng cổ, được xem là tổ tiên của các giống người thuộc nhiều tộc trong nhóm Bách Việt sau này.
Theo lý luận như thế, nhà Hạ (thuộc tộc người Tứ Xuyên thượng cổ) có thể được xem là một triều đại thuộc một tộc tổ tiên trong Bách Việt.”


(Hết trích)


2- CHỮ TRÊN YẾM RÙA VIỆT THƯỜNG TẶNG VUA NGHIÊU


Nói về “Giáp cốt văn”, không thể không nhắc tới thư tịch cổ ghi lại và được truyền tụng, diễn dịch, giải thích, lưu truyền câu chuyện người Việt Thường tặng vua Nghiêu con rùa thần ngàn tuổi, trên yếm có chữ, toàn là chữ khoa đẩu ghi từ ngày khai thiên lập địa cho tới lúc đó (2258 BC).

Sách Thái Bình ngự lãm:

陶唐之世,越裳國獻千歲神龜,方三尺余。背上有文,皆科斗書,記開辟已來命錄之龜曆。


Bản dịch của Tích Dã:

Vào thời nhà Đào Đường, người nước Việt Thường tặng rùa thần ngàn tuổi, vuông hơn ba thước, trên lưng có chữ, đều là lối chữ khoa đẩu, ghi từ thủa mở mang về sau, (vua Nghiêu) sai chép lại gọi là lịch rùa.

BsĐH Ý (trong biên khảo dẫn ở phần trên):

“Khoảng 2356 – 2258 năm trước TL:

Đế Nghiêu (帝堯), từng là tù trưởng bộ lạc ở đất Đào, sau lại cải phong ở đất Đường (nên còn được gọi là Đào Đường thị (陶唐氏) hoặc Đường Nghiêu (唐堯)), cho gia tộc họ Hi đến định cư ở Nam Giao, lập đàn quan sát thiên văn và ấn định miền đất giáp ranh với Nam Giao, bên phía Nam, là đất Giao Chỉ.

2258 trước TL: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần quy, bối hữu Khoa đẩu”.

Dịch nghĩa: thời vua Nghiêu, người Việt Thường đến dâng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu.

Sách "Thông Chí" của Trịnh Tiều ghi rõ: …Đời Đào Đường, phương Nam có bộ Việt Thường cử sứ bộ qua hai lần phiên dịch đến dâng tặng con rùa thần có lẽ đã sống 1.000 năm, mình dài hơn 3 thước, trên lưng có khắc văn Khoa Đẩu ghi việc trời đất mở mang, Vua Nghiêu sai chép lại và gọi là Quy Lịch.”

GHI CHÚ: Một lần nữa, lưu ý quý bạn, muốn đọc trọn biên khảo của Bác sĩ Đỗ Hoàng Ý, vui lòng vào link này:

https://www.buctranhvancau.com/new-blog/2018/7/21/t-nc-vit-thi-thng-c-trong-vng-ng-bs-d-hong-

(
Hết trích)

Câu chuyện “Giáp cốt văn”, nhất là về phần “Giáp” (yếm rùa) còn có thêm nhiều truyền tụng suốt các triều đại cổ kim. Vào thời nhà Minh bên Tàu (1368–1644),  họa sĩ Chen Hongshou (1598–1652), gốc Chiết Giang (vùng đất thuộc Việt cổ/Bách Việt), đã vẽ câu chuyện người Việt Thường tặng vua Nghiêu con rùa thần:

RUA 1Bức tranh này được ghi chú: “Nghiêu đế tiếp sứ thần Việt thường (Yueshang)”.


Về họa sư Chen Hongshou, người Tàu ví ông là tinh hoa phương Nam (trong ngạn ngữ được lưu truyền): Chen phương Nam và Cui phương Bắc. ("Chen in South and Cui in North").

Khi nói về chữ trên yếm rùa, các bài nghiên cứu về nguồn gốc dịch lý, chữ viết thời thượng cổ, thường thấy bức tranh rùa minh họa này:

RUA 2

Thường được truyền tụng là “Rùa thần” vì sao? Trước hết về Hà đồ, Lạc thư (gốc Kinh Dịch) xuất phát từ hình (chữ tượng hình) trên mai rùa. Và, câu chuyện về vua Nghiêu, dù là vua huyền thoại của cả Việt và Hoa tộc, vẫn được dân gian mê chuộng.

Nói về rùa, nước ta gọi là 1 trong tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng”. Người Tàu khoái ăn món thịt rùa, bởi vậy nhiều người cho rằng tứ linh này xuất phát từ niềm tín trọng của người Việt Nam (tín ngưỡng dân gian).

KẾT:


Nếu chỉ xét về tích sứ Việt tặng rùa thần cho vua Nghiêu (2258 BC) cũng đã “già” hơn khai quật đời nhà Thanh 1898 hơn 4.000 năm. Những tóm lược các công trình khảo cổ hiện đại được BsĐH Ý trình bày chẳng những cho chúng ta bức tranh niên đại mà còn nhiều lãnh vực khác, tổ tiên nòi Việt đã có những thành tựu đáng mực “cội nguồn văn minh phương Đông” vậy./-

 

LÊ THANH HOA

(ngày 03 tháng 01 năm 2023, Sài Gòn dễ thương, Cam thành Ca-li)


MỜI ĐỌC THÊM: nhấn vào tựa để đọc


TÀU MIỆT THỊ VIỆT LÀ NAM MAN - TÀI LIỆU MỸ NÓI NGƯỢC LẠI
(LÊ THANH HOA 21 tháng 2 năm 2022)

NGHE ĐỌC SÁCH BẰNG YOUTUBE
VIỆT NAM SUỐI NGUỒN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn