ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN - LITTLE SAIGON  - WESTMINSTER - CALIFORNIA
TRẦN HƯNG ĐẠO FOUNDATION (ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON)
9078 BOLSA AVENUE tức ĐẠI LỘ TRẦN HƯNG ĐẠO - WESTMINSTER - CA 92683
ĐIỆN THOẠI: (657) 296-7889 | EMAIL: denthanhtran2022@gmail.com| WEBSITE: https://denthanhtran.org và tranhungdaofoundation.org
MỞ CỬA HÀNG NGÀY TỪ 10 GIỜ SÁNG ĐẾN 4 GIỜ CHIỀU KỂ CẢ CUỐI TUẦN & NGÀY LỄ - CHÀO CỜ THỨ BẢY MỖI ĐẦU THÁNG LÚC 10AM

TÀU MIỆT THỊ VIỆT LÀ NAM MAN - TÀI LIỆU MỸ NÓI NGƯỢC LẠI

13 Tháng Ba 20229:49 CH(Xem: 13028)

TÀU MIỆT THỊ VIỆT LÀ NAM MAN
TÀI LIỆU MỸ NÓI NGƯỢC LẠI: VIỆT ĐỊNH CƯ TRƯỚC TÀU DU MỤC 4000 NĂM

   

LÊ THANH HOA
(21 tháng 2 năm 2022)

 

Nội dung:
1- Bản đồ của tạp chí National Geographic của Hoa Kỳ về tộc Việt trồng lúa trên 5.000 năm BC

2- Tàu mới có tên nước từ sau cách mạng Tân Hợi 1911

3- Khuếch đại văn minh, văn hóa lịch sử như marketing/tiếp thị một món hàng ra thị trường

4- Khuếch đại tiêu biểu từ Khổng Tử tới Chu Hy

5- Chu Công là ai?

6- Chu Hy là ai?

7- Có thiệt như Khổng Tử và Chu Hy xưng tụng?

8- Tiếng than từ cửa miệng Khổng Tử

1- Bản đồ của tạp chí National Geographic của Hoa Kỳ về tộc Việt trồng lúa trên 5.000 năm BC

BẢN ĐỔ LỊCH SỬ TÀU CỦA NATIONAL GEOGRAPHIC 1991
(Chân thành cám ơn tạp chí National Geographic)

PHANBAC KHONGTU MAP 1

 

PHANBAC KHONGTU MAP 2
YUE
Hình phóng lớn từ bản đồ chính ở trên với nội dung chữ "YUE" bằng mực đỏ
chiếm vị trí toàn lưu vực sông Dương Tử (tức Trường Giang) tiếng Anh tên sông này
là Yangtze hay Chang Jiang. Bên góc trái bản đồ gốc có ghi sông Hoàng Hà, tiếng Anh
là Huang hay Yellow. Lịch sử ghi rõ dân Tàu phát khởi từ lưu vực sông Hoàng Hà
trong khi lưu vực sông Dương Tử là địa bàn gốc của tộc Việt.


5.000 BC:
 những nhà nông dọc theo sông Dương Tử là những người trồng lúa gạo đầu tiên (trên bản đổ ghi YUE tức tộc Việt, bằng mực đỏ).
4.000 BC: các nền văn hóa Yangshao và Neolithic (Đồ đá) ở bờ biển Đông (của Tàu, khác với biển Đông của ta là Nam Hải - biển phía Nam của Tàu). Những ngôi làng nông dân mọc lên dọc sông Hoàng Hà (địa bàn gốc của người Tàu) và sông Vị. Bắt đầu sáng tạo dụng cụ bằng đá. Lao với móc làm bằng xương thú được dùng cho việc đánh cá, cùng với lưới.
3.000 BC: những ngôi làng dọc sông Dương Tử (Việt tộc) sản xuất lụa và sản phẩm bằng cẩm thạch. (Ghi chú: thêm bằng chứng người Việt phát minh ra nghề dệt lụa, từ lâu người Tàu khoe là của họ)
2.000 BC:
 Triều đại nhà Thương: những vị vua kiêm giáo sĩ cai trị những ngôi làng ở vùng đồng bằng miền Bắc (nước Tàu). Tục lệ thờ tổ tiên. Thủ công nghệ chế tạo những đỉnh bằng đồng cho việc tế lễ.
Triều đại nhà Chu (1.000 BC: năm 551 BC Khổng Tử ra đời.
CHINAMAP TẦNTriều đại nhà Tần: năm 221 BC, Tần Thủy hoàng, hoàng đế đầu tiên thống nhất Tàu. Năm 220 BC Vạn lý Trường thành được xây dựng.
Triều đại nhà Hán: năm 126 BC người Tàu bắt đầu thám hiểm vùng trung Á.
SAU TÂY LỊCH:
- năm 2: kiểm kê dân số đầu tiên của Tàu: 57,641,000 người.
200: - năm 220 thời Tam Quốc phân tranh. Phật giáo bắt đầu phổ biến.
400:
- Triều đại nhà Tùy: băm 584 bắt đầu xây kinh đào nối liền Hoàng Hà và Dương Tử (đến năm 610, kinh đào nối Thiên Tân và Hàng Châu)
600:
- Triều đại nhà Đường:
 - năm 690: Võ Tắc Thiên, phụ nữ độc đáo cai trị nước Tàu, cướp ngôi vua. Bà bị truất phế năm 705.
CHINAMAP 4- năm 755: An Lộc Sơn khởi loạn, vua Đường phải xuất kinh. Mặc dù An Lộc Sơn bị giết năm 757, nội loạn vẫn tiếp diễn tới năm 763 và đã làm nhà Đường suy yếu rất nhiều. - năm 907: các bộ lạc phương Bắc diệt nhà Đường. Tàu chia làm nhiều nước cho đến năm 960.
- Triều đại nhà Tống: Kiểm kê dân số được 108 triệu người. Hệ thống hành chánh đưa vào tầng lớp quan lại, tuyển lựa qua các kỳ thi với đề thi rút từ kinh điển của Khổng học. - năm 1215: Thành Cát Tư Hãn chiếm Yên Kinh (Bắc Kinh) - năm 1271: Marco Polo khởi từ Venice du hành qua Tàu, quyển du ký của ông về sau làm cho độc giả Âu châu ngẩn ngơ hâm mộ.
- Triều đại nhà Nguyên: năm 1368 người Tàu nổi dậy lật đổ nhà Nguyên.
- Triều đại nhà Minh: năm 1405 Trịnh Hòa, thái giám được Minh đế cử đi thám hiểm bằng đường biển, đã chỉ huy 1 hạm đội gồm 62 thuyền và 27.000 quân. Ông này viếng đảo Ả Rập, Đông Phi và Đông Nam Á. - năm 1557 Bồ Đào Nha lập thuộc địa ở Ma Cao. Năm 1618 quân Mãn Châu bắt đầu xâm lăng nước Tàu. Năm 1664: vua Minh là Sùng Trinh tự tử để khỏi bị bắt. 
CHINAMAP 5CHINAMAP 7
- Triều đại nhà Thanh (Mãn Châu):
 Năm 1762 kiểm kê dân số được 200 triệu người. Năm 1839 kiểm kê dân số tăng gần gấp đôi: 395 triệu - trong vòng chưa đầy 70 năm. Năm 2839 nhà Thanh chống lại việc buôn nha phiến của người Anh dẫn đến chiến tranh. Tàu thua trận. Năm 1842 Tàu nhượng Hồng Kông (Hương Cảng) cho Anh quốc, mở 5 hải cảng để buôn bán với Tây phương, và chịu bồi thường một khoản tiền lớn. Đến năm 1860, sau cuộc chiến tranh nha phiến thứ hai, Tàu phải nhượng bộ Tây phương nhiều điều nữa. Năm 1851 Thái Bình Thiên Quốc nổi dậy, chiếm giữ một phần lãnh thổ miền nam suốt 11 năm. Về sau bị nhà Thanh dẹp, với sự trợ giúp của Tây phương. Năm 1852 loạn Nian (Niên) ở phương Bắc, đến 1868 mới dẹp được. Năm 1862 người Hồi ở miền Tây nổi loạn, đến năm 1875 mới dẹp được. Năm 1900 loạn Quyền phỉ tấn công vào các khu người Tây phương ở. Các cường quốc Tây phương chiếm Bắc Kinh và buộc nhà Thanh chấp nhận cho quân ngoại quốc đóng ở Tàu. Năm 1911 cuộc nổi dậy ở Wuchang thuộc miền Nam dẫn đến việc thành lập chính phủ lâm thời ở Nam Kinh (Ghi chú: Cuộc cách mạng Tân Hợi 10-10-1911 của Trung Hoa Quốc Dân Đảng do Tôn Dật Tiên lãnh đạo). Năm 1912 hoàng đế Phổ Nghi (của nhà Thanh) thoái vị. Năm 1921 đảng Cộng Sản Tàu thành lập ở Thượng Hải. Năm 1926 thống chế Tưởng Giới Thạch trở thành lãnh tụ Quốc Dân Đảng, ông muốn tiêu diệt đảng Cộng Sản nhưng rồi phải chấp nhận mặt trận liên hiệp trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1949 Quốc Dân Đảng rút ra Đài Loan. Năm 1953 Mao Trạch Đông khởi xướng kế hoạch ngũ niên, thúc đẩy kỹ nghệ nặng phát triển nhưng thất bại trong việc tăng năng suất nông nghiệp. Năm 1958 đảng Cộng Sản phát động chính sách "bước nhảy vọt", một cố gắng nhằm tập thể hóa nông nghiệp nhưng đã dẫn đến thất bại. Năm 1966 cuộc cách mạng văn hóa được Cộng Sản tung ra với mục đích thanh trừng chủ nghĩa xét lại. Ngành giáo dục bị ảnh hưởng nặng nề khi các trường học bị đóng cửa và các nhà trí thức bị gởi đi lao động. Năm 1976 Mao Trạch Đông chết. Tứ Nhân Bang (đầu não cách mạng văn hóa) bị bắt. Năm 1977-1978 Đặng Tiểu Bình, một lãnh tụ ôn hòa, củng cố quyền hành và trở nên lãnh tụ nước Tàu. Năm 1979 Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Tàu. Năm1982 dân số Tàu vượt quá 1 tỷ. Năm 1989 những cuộc biểu tình đòi dân chủ ở công trường Thiên An Môn đã thu hút dự chú ý của toàn thế giới. Quân đội Cộng Sản bắn vào đoàn biểu tình, giết hàng mấy trăm người...
(Tạp chí NATIONAL GEOGRAPHIC - Washington D.C. July 1991)

2- Tàu mới có tên nước từ sau cách mạng Tân Hợi 1911:

 

Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn), trong Tam Dân Chủ Nghĩa Chính Cương bài thứ nhứt nêu bật truyền thống của người Tàu coi trọng gia tộc, thị tộc và không hề có quốc tộc.

(Tôn Dật Tiên được người Tàu kính phục gọi là "cha già dân tộc", là anh em cột chèo với Mao Trạch Đông. Là lãnh tụ Quốc Dân Đảng nhưng vẫn được Cộng Sản Tàu kính nể và sùng bái.)

 

Đọc lịch sử Tàu, chúng ta thấy họ không đề cập đến tên nước, tức quốc hiệu. Họ chỉ gọi từng giai đoạn lịch sử bằng tên của triều đại làm vua như Hán (漢), Đường (唐), Minh 明, Tần 清 v.v…

 

Mãi tới sau cách mạng song thập 10 tháng 10 năm Tân Hợi 1911, nước Tàu mới chính thức có tên nước là Trung Hoa Dân Quốc (mà sau này khi chạy ra Đài Loan, thống tướng Tưởng Giới Thạch vẫn dùng quốc hiệu này). Trong khi đó, Cộng Sản chiếm đại lục xưng là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mà người Việt Nam trước kia thường gọi tắt là Trung Cộng. (Sau này, người ta quen dùng chữ Trung Quốc để chỉ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa).

 

Phương tây gọi nước Tàu là China. Tên gọi China này, theo https://en.wikipedia.org/wiki/Names_of_China :

 

Tên China bằng tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16, và trở thành cách xử dụng phổ biến vào giữa thế kỷ 19. Nó được cho là sự vay mượn từ tiếng Ba Tư Trung Cổ, và một số đã truy tìm nó từ tiếng Phạn. Người ta cũng cho rằng nguồn gốc cuối cùng của tên gọi China là từ tên nhà Tần秦 phiên âm thành "Qin”.

 

Xưa nay người Việt Nam chúng ta thường dùng chữ “Tầu” (hay Tàu) để chỉ nước hay người, đồng thời cũng dùng những tên gọi người như Đường nhơn, Tần nhơn, hay người Hán.

 

3- Khuếch đại văn minh, văn hóa lịch sử như marketing/tiếp thị một món hàng ra thị trường

 

Nước có diện tích lớn và dân đông (nhất thế giới) này đã có truyền thống khuếch đại lịch sử, văn hóa của họ ra thế giới từ lâu, đã từng thu hút những người phương tây “thám hiểm” phương đông khai thác, quảng bá rộng rãi và nở rộ thời chiến tranh nha phiến kéo dài trong “nỗi nhục trăm năm” của nước Tàu. Sách in, bài nghiên cứu và ngày nay trên mạng internet cứ thế lan truyền và được nhiều người xử dụng (và chấp nhận chung chung) mà không cần truy nguyên chính xác hay không.

 

Trong gần nửa thế kỷ qua, mấy triệu người Việt Nam chúng ta đã hiện diện ở nhiều nước trên thế giới, có cơ hội sưu tầm, tìm đọc tư liệu lịch sử. Một số người có lòng, dù không có chuyên môn cao, đã góp nhặt được một số tư liệu quý giá. Nhờ internet nở rộ, không gian truyền đạt không còn bị giới hạn, các tư liệu thâu nhặt ấy đã được in thành sách, viết thành bài, truyền tải trên các website và mạng xã hội, cùng với sự phản hồi, tiếp sức. Gần đây, một số tác giả đã dịch các nghiên cứu, khám phá của mình ra tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh. (XEM PHỤ CHÚ BÊN DƯỚI)

 

Ngày nay, sự khuếch đại có hệ thống của giới tinh hoa Tàu về chính văn minh, văn hóa và lịch sử của họ không khác gì việc marketing/tiếp thị một món hàng ra thị trường, cốt để câu khách, bán được nhiều hàng.

 

4- Khuếch đại tiêu biểu từ Khổng Tử tới Chu Hy

 

Học trò Khổng Tử đã từng kính cẩn lặp lại sự xưng tụng mà bậc thầy muôn đời (vạn thế sư biểu) của họ xưng tụng. Trong bài này chúng tôi đề cập đến sự sùng bái của Khổng Tử với Chu Công (Đán) đồng thời cũng đề cập đến trường hợp học giả Chu Hy đời Tống sùng bái Văn vương của nhà Chu.

 

Cần nhắc quý độc giả, khi đọc các bài viết liên quan đến cổ sử, hãy cố tra cứu niên đại, nếu tác giả không ghi thì tự độc giả tìm để so với những nghiên cứu khám phá mới, từ khảo cổ, ngữ hệ, văn minh, di truyền. Cũng cần ghi chú cho rõ nguyên tên của tác giả các công trình nghiên cứu đó, nội dung của công trình, năm công bố, đã in thành sách hay công bố trên tạp chí chuyên ngành v.v...

 

Câu nói được cho là xưng tụng Chu Công hết mực của Khổng Tử là ông ta thường mơ thấy Chu Công. Vì Khổng Tử coi Chu Công là bậc chân lý, Khổng Tử mong muốn được vươn tới. Không chỉ cá nhân Chu Công Đán mà Khổng Tử luôn ca ngợi thành tựu văn hóa triều Chu và cho rằng đó là khuôn mẫu để đời sau noi theo.

 

5- Chu Công là ai?

 

Cơ Đán sinh năm 1143 TCN – không rõ năm chết, là con thứ tư của Cơ Xương (Xương sau này được con là Vũ vương Cơ Phát truy phong là Văn vương). Cơ Đán là em của Cơ Phát (Vũ vương). Được phong tước công nên được gọi là Chu công. Ông là nhân vật có nhiều đóng góp trong việc nhà Chu “được thiên hạ” cũng như nhiếp chính thay cháu còn nhỏ suốt 7 năm. Sau khi trao ngai vàng lại cho cháu là Thành vương, ông còn giúp củng cố triều đình, đặt nền móng mà triều Chu áp dụng suốt gần 800 năm. Có điều lạ là, một khai quốc công thần nổi tiếng như vậy mà ghi chép sử của Tàu không biết rõ ông chết năm nào!

 

Khổng Tử xưng tụng Chu công về quy định lễ nhạc, trong đó có quy định rõ nét về “ngũ phục”, năm loại quần áo mặc khi thọ tang và “ngũ lễ” gồm tân, quân, gia, tam tòng, tứ đức.

 

Bài này cũng nói về Chu Hy vì Chu Hy cho rằng Văn vương có công giáo hóa các nước mà Tàu miệt thị gọi là “man”, trong đó có “Nam man” – chỉ Việt tộc ở đồng bằng sông Dương Tử.

 

6- Chu Hy là ai?

 

Sinh 1130, mất 1200, người sống vào thời nhà Tống, cách thời nhà Chu 2000 năm. Chu Hy là học giả Tàu nổi tiếng chỉ sau Khổng Tử. Chu Hy là người duy nhất được thờ trong nhà thờ Khổng Tử. Trong phần bình giải Kinh Thi, Chu Hy luôn đặt khuôn thước Văn vương giáo hóa thiên hạ, nhờ sự giáo hóa này mà các nước chư hầu mới được có kỷ cương, được văn minh (nhà Chu) soi rọi.

 

Ảnh hưởng của cả Khổng Tử và Chu Hy lên lịch sử, văn hóa Tàu từ xưa đến nay rất lớn. Ảnh hưởng này lan truyền ra thế giới, xưa nay ai cũng căn cứ vào đó và tin đó là thật.

 

7- Có thiệt như Khổng Tử và Chu Hy xưng tụng?

 

Thời Văn vương (1154-1046 TCN) và Chu công (1143 - ? TCN) bộ lạc Chu là chư hầu nhỏ của nhà Thương. Con của Văn vương là Cơ Phát nối ngôi, có Cơ Đán (Chu công sau này) phụ tá mở trận Mục Dã vào năm 1046 TCN. Trước khi tấn công phạt Trụ (vua cuối nhà Thương), Chu công soạn Mục Thệ (Lời thề của du mục) cho Cơ Phát đọc (sau trận này Cơ Phát làm vua là Vũ vương, lập nên nhà Chu). Nguyên bản Mục thệ trong Thượng Thư, đã được Nhượng Tống dịch và xuất bản năm 1940.

mục thệ
BẰNG CHỨNG TỚI THỜI VÕ VƯƠNG NHÀ CHU, DÂN TÀU SỐNG ĐỜI DU MỤC, RÀY ĐÂY MAI ĐÓ, VUNG VÃI MỌI THỨ

           MỤC THỆ (LỜI THỀ CỦA DU MỤC)
do Chu công Đán soạn cho Cơ Phát đọc trước khi đánh Trụ. Bản dịch của Nhượng Tống 1940:


"Bấy giờ mờ sáng ngày Giáp Tý. Nhà vua sớm tới Mục-dã, ngoài vương-thành nhà Thương, bèn thệ-sư. Nhà vua, tay trái cầm việt vàng, tay phải cầm tờ mao trắng, để chỉ-huy mà rằng:
- Xa xôi thay là người miền Tây!
Nhà vua nói:
- Hỡi các chúa các nước bạn ta! Hỡi các quan coi việc! Nào Tư-đổ, Tư-mã, Tư-không, Á-lữ, Sư-thị, Thiên-phu-trưởng, Bách-phu-trưởng! Cùng người các xứ Dung, Thục, Khương, Mao, Vi, Lô, Bành, Bộc! Giơ mác lên! Sắp mộc lại! Dựng đứng ngọn giáo! Ta thề đây!
Nhà vua nói:
- Người xưa có dạy "Gà mái không gáy sớm! Gà mái mà gáy sớm, ấy là nhà suy!" Nay vua Trụ nhà Thương, chỉ lời vợ mà tin dùng! Mê tối bỏ các việc tế- tự chẳng hề báo đáp! Mê tối bỏ sót các bậc em của vua cha, đức mẹ, chẳng hề theo phép! Chỉ những kẻ nhiều tội, trốn-tránh từ bốn phương đến, là tôn, là trọng, là tin, là sai; là dùng chúng làm Đại-phu, Khanh, Sĩ; để chúng tàn hại trăm họ; làm những trò gian-ác ở đô-ấp nhà Thương. Nay Phát ta đây, chỉ cung-kính hành-phạt thay Trời! Công-việc ngày hôm nay, không được quá sáu bộ, bảy bộ, lại phải dừng lại cho tề-chỉnh! Các thầy gắng lên! Không được quá bốn, năm, sáu, bảy lần đâm, chém, lại phải dừng lại, phải dừng lại cho tề-chỉnh! Gắng lên, các thầy! Hãy hăng-hái như hùm, như beo, như gấu lớn, gấu nhỏ,  ở cánh đồng nước Thương! Đừng đón kẻ biết chạy lại, để khó-nhọc cho người miền Tây! Gắng lên các thầy! Bằng các ngươi mà chẳng cố-gắng, thì chính mình các ngươi sẽ có hình phạt tới.
          
(THƯỢNG THƯ, Nhượng Tống dịch 1940)

 

Như vậy, đến khi Vũ vương lập nhà Chu, dân Tàu vẫn sống đời du mục. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu, khảo cổ nhiều năm qua được công bố khắp thế giới rằng: Hơn 5.000 năm TCN, tộc Việt đã trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Dương Tử.
(Tìm đọc các bài khác liên quan đến những bằng chứng khảo cổ, di truyền, ngữ hệ của các nhà khảo cứu quốc tế công bố về vùng đất của tộc Việt ở đồng bằng sông Dương Tử, trong đó có giai đoạn của nước Xích Quỷ và Văn Lang, cho thấy nước ta xưa kia rộng lớn lắm)

PHANBAC KHONGTU MAP 2
Tạp chí National Geographic của Hoa Kỳ, năm 1991, phát hành bản đồ lịch sử Tàu
(XEM TRỌN BỘ BẢN ĐỒ CUỐI BÀI NÀY)
5.000 TRƯỚC TÂY LICH (BC): những nhà nông dọc theo sông Trường Giang/Dương Tử (Yangtse/Chang Jiang) là những người trồng lúa gạo (lúa nước) đầu tiên.
Bản đồ này chỉ rõ YUE (tộc Việt) 5.000 năm trước Tây lịch (BC) định cư tại đồng bằng sông Dương Tử và trồng lúa gạo đầu tiên trên thế giới. Nhà Thương (Shang Dynasty) từ 2.000 BC còn nhà Chu (Zhou Dynasty) từ 1.000 BC như thế, so ra tộc Việt định cư có văn minh tồn trữ trước nhà Thương 3.000 năm và trước nhà Chu những 4.000 năm! 

Muốn trồng lúa, người Việt phải sống định cư. Sống định cư, tồn trữ văn  hóa. Sống du mục, rày đây mai đó, văn hóa vung vãi.

 

Nói rằng Văn vương và Chu công giáo hóa thiên hạ, định ra phép tắc nghi lễ, đặt nền móng cho thiên hạ. Căn cứ vào văn hóa vung vãi của dân du mục ư?

 

Lấy đâu ra lễ nghĩa để làm mẫu mực giáo hóa thiên hạ? Cả Văn vương và Chu công cai trị dân du mục và các bộ tộc du mục của họ thời ấy (1100 TCN), không thấy có chứng minh là dân du mục có lễ nghĩa đủ để giáo hóa cho cả thiên hạ, trong đó Việt tộc đã định cư trồng lúa dọc lưu vực sông Dương Tử (trước nhà Chu bốn ngàn năm). Về đạo đức, giềng mối gia đình tôn tri trật tự thì hãy nhìn vào kỷ cương, những vụ tai tiếng ngay trong triều đình nhà Chu tiêu biểu như:

 

- Vợ của Chu Tương vương (651-619 TCN) Thúc Ngỗi nổi tiếng đẹp và dâm dật, đã thông dâm với em ruột chồng là vương tử Đái. Mẹ của Chu Tương vương (và vương tử Đái) biết chuyện gian dâm này nhưng không can ngăn. Kết cục, khi biết chuyện, Chu Tương vương cầm kiếm muốn vào cung của mẫu hậu (Huệ hậu) để giết gian phu, dâm phụ là em ruột và vợ của mình. Nhưng sợ tiếng đời cho rằng phạm tội bất hiếu với mẹ nên vương phế Thúc Ngỗi. Vương tử Đái bỏ trốn sang nước Địch mượn lính nước này quay về đánh nhà Chu. Kinh thành nhà Chu bị bao vây, Đái thắng, Chu Tương vương bỏ chạy qua đất Trịnh. Đái cứu được Thúc Ngỗi, lên làm vua và phong Thúc Ngỗi làm hoàng hậu.

 

- Chị ruột của Chu Tương vương là vợ của Tống Tương công. Bà là mẹ của Tống Thành công (Vương Thân) và là tổ mẫu của Tống Chiêu công (Chữ Cữu). Tống Chiêu công có em ruột là công tử Bảo nổi tiếng đẹp trai, bà tổ mẫu của công tử Bảo đem lòng yêu và hứa với Bảo sẽ tìm cách đưa Bào lên ngôi. Bảo giết anh lên làm vua là Tống Tương công.

 

Còn vô số trường hợp tương tự xảy ra như thế trong nhiều chư hầu thuộc nhà Chu. Kể ra sẽ rất dài.

 

Giáo hóa thiên hạ dưới cả vòm trời (như Khổng Tử và Chu Hy xưng tụng), sao chưa giáo hóa được chính trong vương triều Chu và các chư hầu thống thuộc của nhà Chu?

 

8- Tiếng than từ cửa miệng Khổng Tử

 

Sau Văn vương và Chu công nửa thế kỷ, vào năm 479 TCN, Khổng Tử san định xong Kinh Xuân Thu. Cho tới nay, người Tàu vẫn bất đồng việc Khổng Tử viết hay san định hoặc ghi lại Kinh Xuân Thu.

 

Mạnh Tử cho biết lý do Khổng Tử viết Kinh Xuân Thu là:

 

"Khổng Tử viết kinh Xuân Thu khiến cho loạn thần, tặc tử sợ":

 

世衰道微,邪說暴行有作。臣弒其君者有之,子弒其父者有之。孔子懼,作《春秋》

 

Khổng Tử thừa nhận có loạn thần, tặc tử thời nhà Chu và các chư hầu!

 

Trong Luận Ngữ, Khổng Tử từng than:

 

子曰:甚矣吾衰也!久矣吾不复梦见周公

 

Phiên âm:

 

Tử viết: Thậm hĩ ngô suy dã ! Cửu hĩ ngô bất phục mộng kiến Chu công.

 

Dịch nghĩa:

 

Khổng tử: Ta già yếu lắm rồi, từ lâu ta không nằm mộng thấy Chu công.

 

Qua một vài dẫn chứng tiêu biểu bằng chính cổ thư, sử sách của Tàu, chúng ta đã thấy được sự thật: Vương triều nhà Chu và các chư hầu, cho tới thời Khổng Tử (Xuân Thu Chiến Quốc) vẫn còn “thói nào tật nấy”, kế thừa “văn hóa du mục”: rày đây mai đó, vung vãi cát bụi, bạ đâu xâu đó không khác gì các loài không phải là người.

 

Để kết thúc, mời quý vị đọc một truyện tiếu lâm về giấc mơ Chu Công trong Tiếu Lâm Quảng Ký năm 2007, với bản dịch của Huỳnh Chương Hưng: https://www.chuonghung.com/2016/09/dich-thuat-mong-chu-cong.html

 

 

梦周公

    一师昼寝而不容学生磕睡学生诘之师谬言曰我乃梦周公也. 明昼其徒亦效之师以戒方击醒曰汝何得如此?徒曰亦往见周公耳. 师曰周公何语? 答曰周公说昨日并不曾见尊师.

                                (笑林广记)

 

MỘNG CHU CÔNG

          Nhất sư trú tẩm, nhi bất dung học sinh khái thuỵ. Học sinh cật chi, sư mậu ngôn viết: “Ngô nãi mộng Chu Công dã.” Minh trú, kì đồ diệc hiệu chi, sư dĩ giới phương kích tỉnh viết: “Nhữ hà đắc như thử?” Đồ viết: “Diệc vãng kiến Chu Công nhĩ.” Sư viết: “Chu Công hà ngữ?” Đáp  viết: “Chu Công thuyết, tạc nhật tịnh bất tằng kiến tôn sư.”

                                                                     (Tiếu lâm quảng kí)

 

MỘNG CHU CÔNG

          Một ông thầy hay ngủ ngày, nhưng lại không cho học trò ngủ gục. Học trò cật vấn, thầy nói xằng rằng: “Ta đi gặp Chu Công đấy.” Ngày hôm sau, học trò cũng bắt chước thầy ngủ, thầy lấy thước đánh thức, hỏi: “Sao trò lại như thế?” Học trò nói rằng: “Con cũng đi gặp Chu Công đó.” Thầy lại hỏi: “Thế Chu Công nói gì?” Học trò đáp rằng: “Chu Công bảo rằng, hôm qua không hề gặp thầy.”

 

Chú của người dịch

TIẾU LÂM QUẢNG KÍ笑林广记:tập truyện cười do Du hí chủ nhân 游戏主人 đời Thanh thu thập biên soạn thành. Toàn sách chia làm 12 bộ, gồm:

- Cổ diễm bộ 古艳部        - Hủ lưu bộ 腐流部         - Thuật nghiệp bộ 术业部

- Hình thể bộ 形体部        - Thù bẩm bộ 殊禀部      - Khuê phong bộ 闺风部

- Thế huý bộ 世讳部        - Tăng đạo bộ 僧道部      - Tham lận bộ 贪吝部

- Bần cũ bộ 贫窭部          - Cơ thích bộ 讥剌部       - Mậu ngộ bộ 谬误部      

          Những truyện cười trong Tiếu lâm quảng kí đa phần là của hai đời Minh Thanh, hình thức chủ yếu là những đoạn văn ngắn.

          Truyện Mộng Chu Công ở  Hủ lưu bộ

 

                                                                     Huỳnh Chương Hưng

                                                                     Quy Nhơn 19/9/2016

 

TIẾU LÂM QUẢNG KÍ

笑林广记

(Thanh) Du Hí chủ nhân 游戏主人 biên soạn

Tang Thánh Đồng 桑圣彤 chú dịch

Sùng Văn thư cục, 2007.

 

LÊ THANH HOA

(21 tháng 2 năm 2022)

 

 

PHỤ CHÚ:

 

Đây là cái nhìn từ nhóm nhỏ của chúng tôi, thuộc Thư Viện Việt Nam tại Hoa Kỳ, chỉ có chưa tới 10 anh chị em, không thuộc giới nghiên cứu nhà nòi, nhất là về lịch sử, khảo cổ, ngữ học, di truyền. Suốt từ ngày thành lập (1999) đến nay, chúng tôi đã tìm được, so đọ để phân biệt thiệt giả, một số tư liệu lịch sử từ nhiều nguồn, đông cùng tây phương, cùng chia nhau thực hiện chuyển ngữ, phân tích và cho in thành sách. Về lãnh vực lịch sử dân tộc, nhóm chúng tôi đã cho in thành sách và phát hành 2 cuốn:

 

1: Bách Việt Tiên Hiền Chí (Lĩnh Nam Di Thư) của sử gia người tộc Việt là Âu Đại Nhậm (làm quan dưới triều Minh), được nhà văn, nhà báo, thầy giáo Trần Lam Giang dịch và chú thích (xuất bản 2006, tái bản 2012)

 

2: Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông, tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa (xuất bản 2008, tái bản 2 lần 2009 và 2010), dịch sang tiếng Anh (Dr. Josepth Mỹ Võ, Ph.D): Vietnam: The Springhead of Eastern Cultural Cibilization (xuất bản 2010). Các sách này đã được nhiều cá nhân, trang mạng internet phổ biến rộng rãi, kể cả download free.

MỜI ĐỌC THÊM:
(nhấn vào tựa để đọc)
1- 
2- 3- \
4- 5- 6- 7- 8- 9- 10- 11- 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn