ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN - LITTLE SAIGON  - WESTMINSTER - CALIFORNIA
TRẦN HƯNG ĐẠO FOUNDATION (ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON)
9078 BOLSA AVENUE tức ĐẠI LỘ TRẦN HƯNG ĐẠO - WESTMINSTER - CA 92683
ĐIỆN THOẠI: (657) 296-7889 | EMAIL: denthanhtran2022@gmail.com| WEBSITE: https://denthanhtran.org và tranhungdaofoundation.org
MỞ CỬA HÀNG NGÀY TỪ 10 GIỜ SÁNG ĐẾN 4 GIỜ CHIỀU KỂ CẢ CUỐI TUẦN & NGÀY LỄ - CHÀO CỜ THỨ BẢY MỖI ĐẦU THÁNG LÚC 10AM

TRƯNG BẰNG CHỨNG QUÂN ÂN THƯƠNG ĐÁNH XÍCH QUỶ: TRUYỆN PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG CÓ THẬT

01 Tháng Hai 20225:38 CH(Xem: 4742)

BV LOGO LS THANHGIONG


TRƯNG BẰNG CHỨNG QUÂN ÂN THƯƠNG ĐÁNH XÍCH QUỶ:
TRUYỆN PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG CÓ THẬT

 

denthanhtran.org chân thành cám ơn luocsutocviet.com, các tác giả Lê Văn Ẩn và Lê Thanh Hoa, http://www.nomfoundation.org/nom-project/history-of-greater-vietnam/Fulltext/1-Ky-Hong-Bang-thi?uiLang=vn
và tác giả bức tranh vẽ Thánh Gióng trên mạng internet.


Trong tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông (tái bản lần thứ 3,  năm 2010), từ trang 632 đến trang 636, tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa trưng bằng chứng cổ tích Thánh Gióng là sự kiện lịch sử có thật.

Chúng tôi trích các đoạn quan trọng:

Vào năm 2010, hội Cao Niên Việt Nam vùng Greater Vancouver, B.C., Canada tổ chức giổ Tổ Hùng vương với sự hiện diện của 250 hội viên. Nhân dịp này, Hội tạo cơ hội để giới thiệu tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông (ấn bản Việt và Anh ngữ) của Du Miên Lê Thanh Hoa.

BV THANH GIONG

Sau phần nghi thức truyền thống của lễ giỗ, cụ Nguyễn Văn Thông, chủ tịch Hội, đã ưu ái giới thiệu và mời tác giả phát biểu.

Sau khi cung kính quỳ lạy bàn thờ Quốc Tổ, diễn giả Du Miên vào đề: “Sở dĩ mà tôi chọn hình đền vua Hùng thứ Sáu để in vào bìa sách vì đó là thời  kỳ người Tàu xua quân xâm lấn bờ cõi tổ quốc Việt Nam nhưng bọn chúng bị Đức Thánh Anh Hùng Dân Tộc làng Phù Đổng đánh tan.

BV THANH GIONG 2

Ông nói: “Xưa nay chuyện Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng thường được xếp vào “Cổ Tích”, mang tính huyền thoại và chỉ được ghi thoáng qua trong vài bộ sử nước nhà. Nay Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam (Thư Viện Việt Nam) chúng tôi trưng chứng cớ, nêu rõ niên đại của sự kiện lịch sử này để chúng ta cùng hiệu đính, ghi sử tích Phù Đổng Thiên Vương vào chính sử nước nhà.”

Diễn giả trung bằng cớ trong Kinh Dịch, một trong Ngũ Kinh:

“Trong Kinh Dịch, quẻ số 63, tức quẻ “Thủy Hỏa Ký Tế” có ghi:

QUẺ 63

九三: 高宗伐鬼方三年,克之.小人勿用

Cửu tam: Cao tông phạt quỉ Phương tam niên, khắc chi. Tiểu nhân vật dụng.

Hào 3: Vua Cao Tông đánh nước Quỉ Phương, ba năm mới được, đừng dùng kẻ tiểu nhân.

Qua quẻ số 64, tức quẻ “Hỏa Thủy Vị Tế”, Kinh Dịch lại một lần nữa nhắc đến việc vua Cao Tông nhà Ân đánh nước Xích Quỉ (Quỉ phương) tức là quốc hiệu nước ta thời ấy:

QUẺ 64

九四: 貞吉, 悔亡.震用伐鬼方, 三年. 有賞于大國

Cửu tứ: trinh cát, hối vong. Chấn dụng phạt Quỉ Phương, tam niên. Hữu thưởng vu đại quốc.

Hào 4: giữ đạo chính thì tốt, hối hận mất đi. Phấn phát (Chấn) tinh thần, cổ vũ dũng khi mà đánh nước quỉ Phương, lâu ba năm, nhưng rồi được nước lớn thưởng cho.

Kinh Dịch ghi rõ tên vị vua cho quân qua đánh nước ta là Cao Tông nhà Ân.

Giặc Ân trong sử tích Thánh Gióng tức quân Tàu viễn chinh dưới thời nhà Thương (1600 – 1100 trước Tây Lịch).

Vì khi Bàn Canh, vua thứ 19 của nhà Thương dời đô đến đất Ân, nên được gọi là nhà Ân hoặc gọi cả là Ân Thương. Bàn Canh trị vì từ 1401 đến 1374 trước Tây Lịch (BC) và dời đô đến đất Ân vào năm 1384.

Bàn Canh là vua thứ 19 và Cao Tông tên là Vũ Đinh mà Kinh Dịch đề cập trong hai quẻ 63 và 64 nói trên là vua thứ 22.

Bàn Canh chết năm 1374, trị vì 28 năm, Tiểu Tân lên thay là vua thừ 20. Tiểu Tân chết sau 21 năm ở ngôi tức năm 1353 trước Tây Lịch (BC). Tiểu Tân chết, Tiểu Ất thay và làm vua thứ 21, trị vì 28 năm thì chết năm 1325 trước Tây Lịch (BC). Tiểu Ất chết, Vũ Đinh (tức Cao Tông) lên thay và làm vua thứ 22, trị vì 59 năm tức đến năm 1266 trước Tây Lịch (BC).

Như vậy, chiến trận xảy ra giữa quân viễn chinh Ân Thương trên đất Việt đã xảy ra trong khoảng thời gian từ 1325 đến 1266 trước Tây Lịch (BC).

 
Cũng liên quan đền giai đoạn lịch sử này, tác giả Lê Văn Ẩn trong bài "Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi "Việt" trên trang 
https://luocsutocviet.com/2019/09/09/446-nguon-goc-va-y-nghia-ten-viet/ đã trưng thêm bằng chứng:

Tài liệu về nhà Thương thì rất nhiều. Kinh Thư, Sử Ký Tư Mã Thiên và bộ Trúc Thư Kỉ Niên đều có viết về nhà Thương. Theo bộ Trúc Thư Kỉ Niên thì Thành Thang lập ra nhà Thương, đầu tiên đóng ở đất Bạc. Đến thời Bàn Canh là vị vua thứ 19 thì dời qua Ân và có lẽ từ đó đổi tên nhà Thương thành nhà Ân. Đến thời Vũ Đinh là vị vua thứ 22, lấy hiệu là Cao Tôn, thì một biến cố quan trọng xẩy ra; bộ Trúc Thư ghi như sau:

三十二年,伐鬼方,次于
Tam thập nhị niên, phạt Quỷ Phương, thứ vu Kinh

Năm thứ 32, đem quân đánh Quỷ Phương và đóng quân tại Kinh

Trong truyền thuyết của chúng ta có nói Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh-Dương vương, Quốc hiệu là Xích Quỷ. Chữ Xích có nghĩa là chỉ đường Xích đạo, Quỷ ở đây là Sao Quỷ tượng trưng cho phương Nam. Khi vua Vũ Đinh nhà Ân đóng quân tại Kinh, tức là vùng Kinh thuộc châu Kinh. Thời điểm đó thì Sao Quỷ nằm tại vùng châu Kinh, cho nên Quỷ Phương tượng trưng cho dân của vùng châu Kinh, mà châu Kinh là của Việt nên người Việt chúng ta mới có truyền thuyết PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG chống giặc Ân. Chống giặc Ân tức là chống quân của Ân Cao Tôn từ phía Bắc kéo xuống.

Ngoài tài liệu cổ thư, nhà Thương còn để lại một tài liệu rất là quý giá. Đó là những chữ khắc trên xương và yếm rùa còn được gọi là “Sấm Ngữ” (Oracle bones), mà các nhà khảo cổ đã đào được rất nhiều tại An-Dương. Các Sấm Ngữ còn cho chúng ta biết rằng có sự liên lạc giữa nhà Thương và dân ở miền Nam Trung Hoa và đặc biệt là dân ở vùng sông Dương Tử tức là vùng của người Việt ngày xưa. Ông Tsuen-Hsuin Tsien, tác giả quyển “Written on Bamboo and Silk” ( Viết trên tre và Lụa) do The University of Chicago Press xuất bản 1962,có viết như sau: “The oracle inscriptions also contain such divinations as “there will be tortoises presented from the south” or no tortoises will be presented from the south”, có nghĩa là các lời khắc của sấm ngữ còn chứa đựng những câu chiêm đoán như “sẽ có rùa mang đến từ miền Nam” hay “không có rùa được mang tới từ miền Nam”. Ông cho biết các câu như thế được lập đi lập lại khoảng 500 lần trên sấm ngữ. Ông còn cho biết là theo cổ thư thì rùa được mang tới từ vùng sông Dương Tử. Như thế ngày xưa đã có sự hiểu biết nhau và trao đổi giao dịch giữa nhà Thương và dân Việt.

Ngoài ra ông William Meacham, một nhà khảo cổ học, có viết một bài với tựa đề “Defining the Hundred Yue” (Định nghĩa Bách Việt) đăng trong tờ Hongkong Archaeological Society. Ông viết như sau: “The term Yue occurs fairly frequently in the oracle bone writings of the late Shang dynasty, ca 1200 BC” có nghĩa là danh từ “Việt” thường hay xuất hiện trên sấm ngữ vào cuối đời nhà Thương khoảng 1200 trước Tây Lịch. Ông William Meacham có liên lạc với ông Lefeuvre, cũng là một đồng nghiệp với ông, khi viết bài nầy, thì ông Lefeuvre có xác định với ông William là có một câu của sấm ngữ nhắc đến “vùng đất của Việt”, đây là lời ông William Meacham viết: “Lefeuvre notes one inscription mentioning” the land of Yue”.

Vậy cái tên Việt đã xuất hiện trên sấm ngữ vào thời nhà Thương. Nhà Thương xuất hiện trước thời nhà Chu, và tên “Việt” có khắc rõ ràng trên “sấm ngữ” (trên xương và yếm rùa); vậy thì làm sao có thể nói là nhà Chu đặt tên Việt cho người Việt được?

Nhà Thương xuất hiện vào 1600 tr. TL, có nơi cho là khoảng 1500 tr.TL và nhà Hán xuất hiện vào khoảng 206 tr. TL, như thế tên “Việt” xuất hiện vào khoảng trên 1000 năm trước nhà Hán, thế thì làm sao có thể nói rằng nhà Hán đặt tên Việt cho người Việt được, lấy kẻ sanh sau mà bảo đặt tên cho người sanh trước thì nghe làm sao thông được! (LÊ VĂN ẨN)

Như vậy, từ truyền thuyết đến đối chứng lịch sử, và khảo cổ, đã cho thấy trận chiến Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương của chúng ta với quân Ân Thương (Tàu) diễn ra trong quốc gia Xích Quỷ toàn vùng châu thổ Trường Giang (Dương Tử).

Đến đây, chúng ta đọc lại Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của sử gia Ngô Sĩ Liên:
諱 祿 續 神 農 氏 之 後 也 
Huý Lộc Tục, Thần Nông thị chi hậu dã.
壬 戌 元 年 
Nhâm Tuất nguyên niên.
初 炎 帝 神 農 氏 三 世 孫 帝 明 生 帝 宜 既 而 南 廵 至 五 嶺 接 得 鶩 僊 女 生 王 
Sơ Viêm Đế Thần Nông thị tam thế tôn Đế Minh sinh Đế Nghi, ký nhi Nam tuần, chí Ngũ Lĩnh tiếp đắc Vụ Tiên nữ, sinh vương.
王 聖 智 聰 明 帝 明 奇 之 欲 使 嗣 位 
Vương thánh trí thông minh, Đế Minh kì chi, dục sử tự vị.
王 固 讓 其 兄 不 敢 奉 命 
Vương cố nhượng kì huynh, bất cảm phụng mệnh.
帝 明 於 是 立 帝 宜 爲 嗣 治 北 方 封 王 爲 涇 陽 王 治 南 方 號 赤 鬼 國 .
Đế Minh ư thị lập Đế Nghi vi tự, trị Bắc phương, phong vương vi Kinh Dương Vương, trị Nam phương, hiệu Xích Quỷ quốc.
王 娶 洞 庭 君 女 曰 神 龍 生 貉 龍 君 按 唐 紀 涇 陽 時 有 牧 羊 父 自 謂 洞 庭 君 少 女 嫁 涇 川 次 子 被 黜 寄 書 與 柳 毅 奏 洞 庭 君 則 涇 川 洞 庭 世 爲 婚 姻 有 自 
Vương thú Động Đình quân nữ viết Thần Long, sinh Lạc Long Quân [án Đường kỷ Kinh Dương thời hữu mục dương phụ, tự vị Động Đình quân thiếu nữ, giá Kinh Xuyên thứ tử, bị truất, ký thư dữ Liễu Nghị tấu Động Đình quân. Tắc Kinh Xuyên Động Đình thế vi hôn nhân hữu tự.
來 矣 
lai hĩ].
貉 龍 君 
Lạc Long Quân.

DỊCH:
Tên huý là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông.

Nhâm Tuất, năm thứ 1. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.

Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân (Xét: Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi). ĐỌC TRUYỆN LIỄU NGHỊ của tác giả VŨ NINH để biết thêm, tại đây.

LẠC LONG QUÂN.

***

Trên trang luocsutocviet.com, admin Linh Lang đã đưa lên nhiều bài nghiên cứu giá trị, trưng bằng chứng khảo cổ, khoa học về cộng đồng tộc Việt ở toàn vùng châu thổ sông Trường Giang (Dương Tử). Quí bạn thích tìm hiểu đề tài nguồn gốc dân tộc, có thể đọc tại địa chỉ https://luocsutocviet.com/tag/lang-linh/

 MỜI ĐỌC THÊM:

TÌM HIỂU CỘI NGUỒN DÂN TỘC VIỆT

TÊN VIỆT LÀ DO TỔ TIÊN CHÚNG TA ĐẶT RA – DỨT KHOÁT KHÔNG PHẢI DO BỞI NGƯỜI TÀU

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn